3 bí quyết hiệu quả để tối ưu hiệu suất học tập phù hợp cho người lười học
Bạn là người lười học? Bạn đang tìm cách để tối ưu hiệu suất học tập? Hãy cùng eTeacher.vn khám phá ngay 3 bí quyết mình đã áp dụng thành công để tối ưu hiệu suất học tập trong thời gian ngắn nhất!
Nếu bạn đang tìm cho mình nguồn cảm hứng để nâng cao hiệu suất học tập trong thời gian ngắn thì bài viết này chính là dành cho bạn. Mình đã áp dụng thành công trong việc vượt qua sự trì trệ của lười học và tìm lại cảm hứng học tập bởi 3 bí quyết “nhỏ nhưng có võ” sau.
1. Suy nghĩ về mục tiêu
Bước 1: Đặt mục tiêu cụ thể
Đầu tiên, việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng và phù hợp với năng lực của bản thân là điều quan trọng nhất. Khi nghĩ về mục tiêu, dường như có một nguồn năng lượng nào đó cứ thôi thúc mình phải học, không được lười học nữa. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng thì động lực được tạo ra càng lớn.
Bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể, giới hạn về thời gian kết thúc để dễ dàng đo lường được tính khả thi của nó. Nếu lần đầu tiên hoàn thành mỹ mãn thì xin chúc mừng, bạn là một trong số ít người có thể thành công ngay từ lần đầu tiên. Điều này cho thấy rằng bạn rất hiểu bản thân mình. Đa số những người lần đầu tiên đặt mục tiêu cho bản thân đều thất bại vì họ chưa đánh giá được mục tiêu phù hợp với bản thân. Mình cũng đã từng rơi vào trường hợp như thế!
Đặt mục tiêu cho bản thân rất dễ. Đúng! Nhưng để tìm được điểm rơi thích hợp thì không phải ai cũng có thể làm được. Điều quan trọng nhất là phải xác định được động lực của bản thân đến đâu và đặt ra khoảng thời gian phù hợp trước khi sự lười học cản bước bạn. Bạn có thể ứng dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu học.
Bước 2: Vẽ ra lộ trình để đạt được mục tiêu đó
Tiếp theo đó, cần xác định lộ trình và thời gian để đạt được mục tiêu mà bạn đã đặt ra. Bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh “độ dốc” phù hợp trên chặng đường đến mục tiêu của mình. Sẽ rất khó nếu như bạn đang ở chân núi và đặt mục tiêu lên đỉnh núi trong vòng một giờ.
Hay nếu con đường quá bằng phẳng, không có sự tiến bộ vượt nào thì sẽ khiến bạn hoang mang vì chẳng biết mình đã đi đến đâu, hay có dậm chân tại chỗ không. Điều này sẽ mài mòn đi ý chí học tập. Vì vậy hãy xác định lộ trình và khả năng thăng tiến của bản thân để đặt mục tiêu phù hợp.
Bước 3: Kiên trì theo đuổi mục tiêu
Cuối cùng khi đã xác định được hai yếu tố quan trọng nhất, thì hãy bước tiếp và kiên trì với mục tiêu cuối cùng của bản thân. Để đến khi hoàn thành bạn sẽ cảm thấy tự hào và tạo thêm động lực cho chặng đường kế tiếp. Và quan trọng hơn là hãy ghi lại mục tiêu và treo nó ở nơi dễ thấy nhất để liên tục nhắc nhở bản thân.
Chắc chắn dù có đang lười học bạn cũng không thể nào từ chối việc nghĩ về viễn cảnh mình trở nên tốt hơn đâu nhỉ? Chính việc từng bước nhỏ loại bỏ cảm giác lười học này sẽ mang đến cho bạn niềm vui to lớn ở phía sau.
2. Liệt kê lợi ích và kết quả mình có thể đạt được
Với bí quyết này, bạn cần lập danh sách về những lợi ích mà bạn muốn học tập đem lại cho mình. Hãy tập trung vào cả các lợi ích khách quan và lợi ích chủ quan như:
Lợi ích khách quan:
- Nâng cao trình độ: Học tập giúp bạn cải thiện và phát triển kỹ năng, kiến thức và trau dồi kỹ năng từ người đi trước thông qua sách vở, podcasts hay thậm chí là một người bạn. Điều này sẽ mở ra cơ hội nghề nghiệp và tăng khả năng thành công trong công việc của bản thân.
- Mở rộng kiến thức: Học tập giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, về lịch sử, văn hóa, khoa học, tự nhiên và nhiều lĩnh vực khác. Điều này giúp bạn trở thành người có kiến thức đa dạng và tự tin trong giao tiếp với người khác về mọi lĩnh vực.
- Phát triển kỹ năng: Học tập giúp bạn rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, tư duy logic, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề,…. Những kỹ năng này sẽ rất hữu ích trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
- Mở rộng mạng lưới xã hội: Học tập cung cấp cho bạn cơ hội gặp gỡ và kết nối với những người có cùng sở thích, mục tiêu và trình độ. Bạn có thể tham gia vào các nhóm học tập, câu lạc bộ hoặc các khóa học trực tuyến để tạo mối quan hệ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.
Lợi ích chủ quan:
- Sự tự tin: Học tập giúp bạn phát triển sự tự tin và nhận được những đánh giá cao từ người xung quanh. Khi bạn cảm thấy rằng mình đang tiến bộ và có kiến thức, bạn sẽ tự tin hơn khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
- Thành công: Học tập giúp bạn đạt được những mục tiêu cá nhân. Nhất là khi bạn chinh phục được những khó khăn và đạt được thành công, bạn sẽ cảm thấy tự hào và hạnh phúc.
- Truyền cảm hứng: Khi bạn trở thành một người học tập chăm chỉ, bạn sẽ truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Bạn có thể truyền lại kiến thức và kinh nghiệm của mình cho người khác, đồng thời khuyến khích họ theo đuổi việc học tập và phát triển bản thân.
Việc xác định được những điều này sẽ giúp tăng động lực và giữ cho bạn luôn tập trung vào mục tiêu và loại bỏ cảm giác lười học. Bạn cũng có thể liệt kê những điều xấu sẽ xảy ra nếu bạn không học tập để khuyến khích bản thân không bỏ cuộc.
3. Tưởng tượng mình đã thành công
Trong tiếng Anh có một câu nói rất hay mà mình rất thích: “Fake it till you make it” có nghĩa là hãy giả vờ cho đến khi bạn thực sự làm được. Dù nghe có hơi vô lý nhưng việc tưởng tượng bản thân trở nên thành công và đạt được sự chú ý của nhiều người mang lại hiệu quả tích cực trong việc tự cổ vũ bản thân. Mình thường nghĩ về thành công của bản thân và đây là động lực to lớn để đánh bại cảm giác lười học đang bám lấy mình.
Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng mình nhận được bằng tốt nghiệp xuất sắc hoặc tham gia vào một dự án quan trọng và đạt được kết quả xuất sắc. Hãy tạo ra hình ảnh chi tiết, như mặc áo khoác cử nhân trên sân đại học hoặc nhận lời khen ngợi từ giáo viên. Sau đó được tuyên dương trước mọi người và nhận được sự ngưỡng mộ từ người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn duy trì động lực và tập trung vào mục tiêu của mình.
Tuy nhiên hãy nhớ rằng tưởng tượng chỉ là bước đầu tiên. Để đạt được thành công thực sự, bạn cần kết hợp với hành động thực tiễn và nỗ lực hết mình. Và bạn chỉ sử dụng khả năng tưởng tượng này như một công cụ để tạo động lực và tăng cường niềm tin vào khả năng của bản thân. Hãy luôn cống hiến và học tập chăm chỉ để biến tưởng tượng thành hiện thực.
Tổng kết
Việc duy trì động lực trong học tập là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng. Và bản thân mình để tìm thấy niềm đam mê trong học tập và vượt qua được sự trì trệ của lười học là một quá trình cố gắng không ngừng. Tuy nhiên, sau khi vượt qua được, mình cảm thấy bản thân đã tiến bộ và phát triển hơn rất nhiều. Và mình tin chắc rằng không chỉ mình có thể làm được điều đó.
Hãy thử áp dụng những bí quyết nhỏ của mình như đặt mục tiêu cho bản thân, xây dựng danh sách lợi ích và kết quả cũng như tưởng tượng về sự thành công của mình để vượt qua sự lười học và tìm thấy hứng thú trong việc học. Hãy nhớ rằng bạn có thể vượt qua lười học và đạt được thành công trong học tập nếu bạn tìm thấy phương pháp phù hợp với bản thân và sự quyết tâm không ngừng nghỉ. Chúc bạn thành công trên hành trình chinh phục tri thức và phát triển bản thân!