5 sai lầm ẩn sau tình trạng nghiện điện thoại ở trẻ con mà ba mẹ thường bỏ qua

Hiện nay nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng trước tình trạng nghiện điện thoại ngày càng gia tăng ở trẻ con. Câu chuyện thực tế dưới đây làm bạn giật mình về tác hại của việc nghiện điện thoại. Nghiện điện thoại đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của con cái như thế nào.

Mỗi câu chuyện là minh chứng rõ ràng cho tình trạng nghiện điện thoại của trẻ con

Con lúc nào cũng dán mắt vào điện thoại, mới vừa về nhà đã cắm mặt vào điện thoại. Cầm điện thoại trên tay và mải mê xem các video cùng chơi game. Không nghe thấy tiếng gọi ăn cơm của mẹ, chỉ muốn xem điện thoại. Ba mẹ giục đi tắm, học bài, làm bài tập, con vòi vĩnh xem điện thoại. “Đòi vòi vĩnh” xem điện thoại thêm “5 phút nữa”, thực tế thường kéo dài thành nửa tiếng.

Nhìn quanh, không ít lần chúng ta gặp những gia đình cho con nhỏ chơi điện thoại. Khi lấy lại điện thoại, tụi nhỏ lại cáu kỉnh thậm chí là lớn tiếng với người lớn. Không phải la hét, dùng dằng, thì là khóc ré khiến ba mẹ phải đưa lại điện thoại lại chỉ để chiều lòng chúng.

Hoặc

Những tình huống dở khóc dở cười khi ba mẹ mềm lòng và dễ dãi trước yêu cầu của con. Lòng kiên nhẫn của ba mẹ cũng bị đẩy đến giới hạn khi con không chịu ăn cơm, nhịn đói. Hay là đòi xem điện thoại thì mới đi học bài. Điều này khiến bữa ăn kéo dài, buổi học bài phụ thuộc vào điện thoại, không thể thiếu.

Nhưng hậu quả của việc để trẻ con tiếp xúc với điện thoại không chỉ dừng lại ở đó.

Khi ba mẹ lơ là, chủ quan hoặc đang bận rộn kiếm tiền, lo toang bởi bộn bề cuộc sống. Rồi “quăng” cho con chiếc điện thoại. Những đứa trẻ nhỏ khi tiếp xúc với nội dung không lành mạnh, game bạo lực, tiêu cực trên mạng xã hội, do không được chọn lọc nội dung trước khi sử dụng,  con sẽ dễ bắt chước theo, hình thành tư duy, tâm hồn lệch lạc, hành vi không tốt.

Ngoài ra, vấn đề này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển của trẻ. Con trở nên thiếu kiên nhẫn, không tập trung, thiếu kỹ năng giao tiếp và tương tác với xã hội. Dần con sẽ cảm thấy buồn chán, cô đơn và lạc lõng, bức bối khi không được tiếp xúc với điện thoại.

Nhìn sự việc trên không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Khi mà điện thoại thông minh đã trở thành một người bạn đồng hành thân thiết của với tất cả chúng ta bao gồm trẻ nhỏ. 

Thế nhưng, phải chăng mọi lỗi lầm chỉ do con trẻ, không đơn thuần chỉ là vấn đề của một mình con?

Đằng sau những tác hại khôn lường này, chính là những yếu tố vô hình đang ẩn mình, vô tình khiến trẻ em dễ dàng rơi vào vòng xoáy nghiện điện thoại. Hiểu và khắc phục những nguyên nhân này là chìa khóa bảo vệ tương lai và sự phát triển lành mạnh cho thiên thần nhỏ của gia đình bạn.

Yếu tố vô hình khiến trẻ con nghiện điện thoại mà ba mẹ không nhận ra

1. Thói quen của ba mẹ và môi trường gia đình: 

Chúng ta có thể thấy, khi còn nhỏ, con chưa bao giờ biết đến điện thoại và không có ý định sử dụng chúng. Tuy nhiên, quá bận rộn với công việc cùng những lo toan cho cuộc sống. Cuộc sống vội vã và căng thẳng đã khiến chúng ta thường “quăng” điện thoại vào tay con để giải quyết tạm thời. Điều này đã làm cho con quen dần với việc sử dụng điện thoại. Thậm chí, con dần hình thành  thói quen nghiện điện thoại, vì chính ba mẹ đã bấm điện thoại liên tục ngay trước mặt con mỗi ngày. Và khi con thấy mọi người xung quanh cũng “ôm” điện thoại, con cảm thấy đó là hành vi bình thường.

2. Sự ảnh hưởng từ bạn bè, xã hội và nhà trường: 

Đối với con trong giai đoạn kết bạn và quan tâm đến bạn bè, sự ảnh hưởng từ họ rất lớn. Con bị cám dỗ và thúc đẩy từ bạn bè để sử dụng điện thoại, nhất là khi điện thoại trở thành cách để con thể hiện bản thân và cạnh tranh. Những đứa bạn sở hữu điện thoại đẹp khiến con cảm thấy áp lực để cũng có một chiếc. Môi trường xã hội cũng thúc đẩy việc sử dụng điện thoại để được công nhận và chấp nhận. Khi bạn bè sử dụng điện thoại nhiều hoặc nghiện, con cảm thấy áp lực để theo đuổi hành vi này để hòa nhập. Thậm chí, khi trường học chuyển sang hình thức học trực tuyến, con dễ dàng lợi dụng việc này để làm những thứ khác thay vì tập trung vào học tập.

3. Con cảm thấy cuộc sống thực không thú vị bằng những cái con xem trên điện thoại.

Với trẻ, cuộc sống thường trở nên nhàm chán và không hấp dẫn hơn với việc sử dụng điện thoại. Trẻ thấy rằng việc học, chơi và tương tác trong thế giới thực không còn mang lại niềm vui như trước. Ngược lại, điện thoại mang đến những nội dung hấp dẫn như trò chơi, video, ảnh đa dạng. Những nội dung này thường được thiết kế thú vị và kịch tính, tạo ra cảm giác thỏa mãn ngay lập tức cho trẻ.

4. Nhu cầu giải tỏa cảm xúc và muốn được công nhận : 

Khi con cảm thấy căng thẳng, bị la mắng hoặc không nhận được sự công nhận, con dễ dàng lựa chọn điện thoại để thoát khỏi những cảm xúc khó chịu này. Con tìm kiếm niềm vui và sự công nhận ảo trên mạng xã hội để giải tỏa cảm xúc và cảm thấy tốt hơn. Đôi khi, khi con cố gắng làm tốt những điều ba mẹ mong muốn nhưng không nhận được sự đánh giá cao, con tìm kiếm công nhận từ thế giới ảo để thỏa mãn nhu cầu của mình.

5. Thiếu kỹ năng và giáo dục từ ba mẹ: 

Mặc dù điện thoại mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nếu ba mẹ không hướng dẫn và giáo dục con về cách sử dụng điện thoại có trách nhiệm. Dẫn đến, con dễ dàng rơi vào thói quen xấu và nghiện điện thoại. Ba mẹ cần tạo cơ hội cho con hiểu về tác hại và cách kiểm soát việc sử dụng điện thoại. Thiếu giáo dục có thể dẫn đến việc con sử dụng điện thoại một cách bị động và không biết cách tự kiểm soát, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con

Vì vậy, ba mẹ cần có hiểu biết vững chắc về tác hại và lợi ích của việc sử dụng điện thoại đối với trẻ em, cũng như cung cấp hướng dẫn và giáo dục cho con về cách sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm.