7 điều mà học sinh lớp 10 cần biết trước khi nhập học
Chuyển cấp học sẽ mang đến những thay đổi đáng kể và có thể gây sốc nếu những bạn học sinh cuối cấp không chuẩn bị tâm lý trước. Để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào lớp 10, hãy đọc những điều sau đây mà tôi nghĩ rằng các bạn học sinh cuối cấp hai và phụ huynh cần biết:
- Tìm hiểu về chương trình học và sách giáo khoa
Để có một khởi đầu tốt cho năm học lớp 10, theo tôi việc nắm vững chương trình học là rất quan trọng. Bằng cách tìm hiểu trước về các môn học và nội dung chương trình, các bạn học sinh cuối cấp sẽ biết chính xác những gì mình sẽ học trong năm học sắp tới. Theo tôi, việc nắm vững chương trình học cũng giúp học sinh cuối cấp có cái nhìn tổng quan về các môn học và cấu trúc học phần. Học sinh cuối cấp sẽ biết được những kiến thức cơ bản và nâng cao mà họ sẽ phải đối mặt. Điều này giúp các em chuẩn bị tinh thần và lựa chọn phương pháp học phù hợp với bản thân mình. Bên cạnh đó, việc nắm vững chương trình học cũng giúp học sinh cuối cấp xác định được rõ mục tiêu học tập của bản thân. Họ có thể đặt ra những mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho mỗi môn học. Điều này sẽ giúp các em tập trung và có kế hoạch học tập hiệu quả. Ngoài ra, việc tìm hiểu chương trình học cũng giúp học sinh cuối cấp lựa chọn được những tài liệu học phù hợp. Họ có thể tìm hiểu về sách giáo trình, sách tham khảo và các nguồn tài liệu khác để hỗ trợ tốt cho việc học tập của bản thân mình. Bằng cách tìm hiểu và chuẩn bị tốt, tôi nghĩ các em sẽ có được sự tự tin và khả năng học tập tốt hơn trong năm học sắp tới.
Không chỉ thế, lượng kiến thức ở lớp 10 sẽ nhiều hơn các cấp học dưới vì đây là giai đoạn học sinh phải chuẩn bị cho những dự định tương lai như thi tuyển vào Đại Học, định hướng nghề nghiệp hay thậm chí là du học,… Do đó, để chuẩn bị tốt cho chặng đường này, ngay từ khi bước chân vào lớp 10, các bạn cần tìm hiểu về từng nội dung trong chương trình học để dễ dàng hòa nhập, thích nghi với phương pháp và cách giảng dạy của thầy cô cấp 3. Đặc biệt, trong môi trường THPT học sinh sẽ được tiếp cận các phương pháp thực hành nhiều hơn là lý thuyết.
- Tìm hiểu về môi trường học tập mới:
Tìm hiểu trực tiếp: Các bạn học sinh nên đến “lượn” khắp trường mới để biết: các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng giáo viên, hội trường, văn phòng Đoàn trường, thư viện, căn – tin, khu vệ sinh,… Khi đó, việc nhập học và bắt đầu sinh hoạt trong trường sẽ trở nên tự tin và chủ động hơn.Theo tôi, việc đi tham quan trường học trước khi nhập học để tìm hiểu về cơ sở vật chất, phòng học, khuôn viên và các tiện ích khác khá cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp các bạn học sinh cuối cấp có thể làm quen với môi trường học tập mới và cảm thấy thoải mái hơn khi chính thức bước vào lớp 10. Tìm hiểu về phòng học của trường, cách sắp xếp và trang bị trong lớp học. Điều này giúp các em học sinh làm quen với môi trường học tập và cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào các buổi học sắp tới. Bên cạnh đó, thư viện trường và các nguồn tài liệu khác là những nguồn quan trọng để hỗ trợ việc học tập vì thế việc tìm hiểu về các nguồn tài liệu có sẵn, cách mượn sách và sử dụng các tài liệu điện tử để nâng cao kiến thức là vô cùng cần thiết và cần tìm hiểu rõ trước.
Tìm hiểu trực tuyến: Học sinh có thể vào trang điện tử của trường để xem giới thiệu về trường, các tin tức và hình ảnh về hoạt động của trường. Nếu trang điện tử của trường cập nhật ít thông tin thì có thể tìm tới fanpage của trường trên Facebook. Các em học sinh có thể biết được nhiều thông tin như thời điểm nhập học, thủ tục nhập học, đồng phục học sinh, hình ảnh thầy cô dạy các môn, thành tích học tập và những sự kiện của những năm học trước,…
Tìm hiểu qua các “tiền bối”: Nếu có quen các anh chị đã từng là học sinh của trường thì có thể nhận được cả kho chuyện về trường, trong đó có khi còn biết được những thầy cô “đặc biệt” của trường nữa đấy.
- Làm quen với các bạn cùng lớp sắp tới:
Có thể các em sẽ có một số người bạn cùng trường hoặc cùng lớp trước đây cũng vào ngôi trường này. Nhưng cũng nên chuẩn bị tâm lý để bắt đầu tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới từ các trường THCS khác cùng nhập học. Việc tạo dựng các mối quan hệ bạn bè trong lớp mới theo tôi cũng vô cùng cần thiết để có một quãng đời học sinh với nhiều kỉ niệm đẹp. Hãy chủ động tiếp xúc và tìm hiểu về các bạn cùng lớp. Hỏi thăm về sở thích, sở trường và những điều họ quan tâm. Điều này giúp các em học sinh sẽ có chủ đề để trò chuyện và tạo mối liên kết. Ngoài ra, hãy tham gia vào các hoạt động nhóm như dự án, nhóm học tập hoặc câu lạc bộ. Điều này giúp các bạn học sinh gặp gỡ và làm việc cùng với các bạn cùng lớp, tạo cơ hội để tạo dựng các mối quan hệ và hiểu rõ hơn về nhau. Theo tôi, tìm hiểu về bạn bè mới và tạo mối quan hệ tốt với họ là một phần quan trọng để xây dựng một môi trường học tập thân thiện và khích lệ.
- Tìm kiếm nguồn hỗ trợ học tập:
Có nhiều nguồn hỗ trợ học tập có thể giúp các em học sinh nắm vững kiến thức mà theo tôi đầu tiên cần kể đến đó là tìm kiếm gia sư. Gia sư là một nguồn hỗ trợ học tập rất phổ biến và hiệu quả. Học sinh có thể tìm gia sư tại các địa điểm uy tín như eTeacher. Đội ngũ gia sư chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh giải đáp các câu hỏi, giải bài tập và cung cấp sự hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về các khái niệm và kiến thức trong môn học đó. Bên cạnh đó, thư viện cũng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Các em học sinh có thể mượn sách giáo trình, sách tham khảo và tài liệu khác từ thư viện để nghiên cứu và nâng cao kiến thức của bản thân mình. Theo tôi, việc tìm hiểu và tận dụng các nguồn hỗ trợ học tập sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và phát triển kỹ năng học tập. Hãy lựa chọn những nguồn hỗ trợ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân mình để có một hành trình học tập mĩ mãn sắp tới.
- Xác định khối học sẽ theo ở THPT:
Khi bước vào bậc Phổ thông trung học, các em học sinh sẽ được nhà trường cho đăng ký học theo định hướng khối A, B, C, D. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tiêu chí chọn khối thi khi xét tuyển đại học sau này của các em, vì vậy phụ huynh và học sinh cần biết rõ năng lực của con em mình để xác định đúng khối học mà mình yêu thích. Theo tôi nghĩ, thậm chí còn phải nghĩ đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh.
- Làm quen với máy tính cầm tay:
Nếu như các bài tập ở lớp 9 ít dùng đến máy tính cầm tay thì vào lớp 10, các bạn sẽ được học và sử dụng máy tính nhiều hơn đấy! Hãy sắm cho mình một chiếc máy tính “đời” mới nhất nhé! Vì tính năng của “đời” mới nhất sẽ nhiều hơn và thuật toán mới giúp bạn sẽ “ấn” ít nút hơn khi cũng thực hiện một yêu cầu. Chỉ cần hỏi các anh chị đi trước là bạn sẽ biết cần có cho mình loại máy tính nào.
- Lập kế hoạch cân bằng giữa học hành và vui chơi:
Một trong những điều cần biết khi lên cấp 3 là ngoài việc học hành chắc hẳn không thể thiếu việc vui chơi, giải trí cùng bạn bè. Vì thế, việc lập kế hoạch để cân bằng giữa học hành và vui chơi sẽ giúp các em dễ dàng kiểm soát quỹ thời gian của mình. Theo tôi, để lập kế hoạch cho bản thân, học sinh có thể thực hiện những phương pháp sau:
- Sử dụng một cuốn sổ tay hoặc lịch lớn để ghi chú thời gian biểu hay các cột mốc quan trọng như: deadline nộp bài tập, ngày nào nộp bài thuyết trình trên lớp,… Mẹo dành cho các bạn sử dụng thời gian biểu hiệu quả là hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ thay vì dành thời gian vài tiếng đồng hồ chỉ để ngồi ì trên bàn học. Việc chia nhỏ thời gian sẽ giúp các em có động lực học hơn, không phải ngồi quá lâu trên bàn học.
- Thiết lập thời gian vui chơi với bạn bè: ngoài việc học, học sinh cũng nên dành thời gian riêng cho bản thân để nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên tạo áp lực cho bản thân bằng cách học tập chiếm trọn hết thời gian trong ngày. Việc cân bằng giữa học và giải trí sẽ giúp học sinh tăng khả năng tiếp thu nhiều hơn và tâm trạng lạc quan, thoải mái hơn.
KẾT
Hãy luôn nhớ rằng, sự chuẩn bị kỹ càng và tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn – những học sinh lớp 9 chuẩn bị chuyển cấp, sẽ hoàn thành và vượt qua tốt mọi thách thức trong hành trình học tập của bản thân. Chúc các bạn học sinh cuối cấp sẽ có một năm học sắp tới đầy sự thú vị và thành công!