7 KỸ NĂNG SỐNG CÒN GIÚP TRẺ THOÁT HIỂM KHI CÓ CHÁY! BA MẸ CẦN ĐỌC NGAY

 

Sự chuẩn bị cho tình huống hỏa hoạn là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của an toàn gia đình mà chúng ta thường xem thường trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta luôn hi vọng rằng tình huống này sẽ không bao giờ xảy ra và thường bỏ qua việc giáo dục trẻ em về các kỹ năng sống còn trong tình huống cháy. Tuy nhiên, hỏa hoạn, cháy là một nguy cơ luôn tiềm ẩn và việc chuẩn bị cho con em  khả năng tự bảo vệ trong tình huống này không thể nào được coi là quá mức. Có một số kỹ năng sống cơ bản mà trẻ em cần phải nắm vững để đảm bảo họ có thể thoát khỏi nguy hiểm khi có cháy. Đây là một số kỹ năng sống còn quan trọng mà eTeacher.vn hướng dẫn cho ba mẹ tham khảo và truyền đạt kiến thức trên cho con cái của mình.

 

7 KỸ NĂNG SỐNG CÒN CHO TRẺ THOÁT KHỎI ĐÁM CHÁY

  • Gọi ngay cho xe cứu hỏa

Khi các con ở trong nhà ngửi thấy mùi cháy khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa. Ba mẹ nên bắt con nhớ những số khẩn cấp và nhớ số điện thoại của các chú lính cứu hỏa là 114. Ngoài ra, không chỉ phải cho trẻ biết số điện thoại, mà còn cần cho trẻ biết cách nói chuyện với người ở bên kia điện thoại để cung cấp thông tin cần thiết.

  • Giữ bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của người lớn

Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con cần phải bình tĩnh, không nên quấy khóc, quá hoảng loạn mà phải làm theo sự chỉ dẫn của người lớn có mặt ở đó để giúp con nhanh chóng ra ngoài. Bình tĩnh là yếu tố then chốt để đảm bảo họ không bị đau và có thể hành động hiệu quả trong tình huống nguy hiểm.

  • Những lối thoát hiểm 

Ba mẹ cần phải chỉ cho bé những lối ra, đường đi có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn xảy ra. Đặc biệt dặn bé phải cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh chóng càng tốt và tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại để gọi điện. Vì nếu trẻ em hay người lớn mắc kẹt trong đám cháy quá lâu sẽ dần dần ngất và tử vong do ngộp khói, không thể lưu thông máu do thiếu khí oxy.

 

  • Không dùng thang máy khi có cháy

Nếu như gia đình bạn sống trong tòa nhà cao tầng hay là ở trong khu chung cư, ba mẹ hãy dạy bé rằng không được di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó, thang máy có thể dừng giữa chừng do mất điện, cháy nổ đường dây. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, bạn hãy dạy bé di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới vì hầu như các tầng dưới đều đã bị lửa lan rộng và rất nhiều khói. Không may nếu như chúng ta cố tình chạy qua thì bạn sẽ dễ bị lửa bắt cháy lên quần áo và tóc. 

  • Lưu ý: Ba mẹ nên dạy con cách xác định hướng khói, nếu trẻ thấy khói phát ra từ tầng trên hoặc cùng tầng với họ, họ cần tiến xuống tầng dưới một cách nhanh chóng. Trong trường hợp khói xuất phát từ tầng dưới (đối với những người ở tầng trên cùng của một tòa nhà), thì trẻ nên ngay lập tức chạy lên tầng thượng. Lý do là việc di chuyển trong môi trường chất đầy khói quá lâu có thể gây cho trẻ sự kiệt sức và nguy cơ gục ngã trước khi có thể thoát ra khỏi nguy hiểm.
  • Làm ướt quần áo, chăn mềm để trùm lên người

Nhớ rằng không những lửa cháy mà khói và hơi độc có thể khiến cơ thể ngộp khí, dẫn đến tử vong ngay lập tức. Để tránh ngộp vì khói dày, ba mẹ hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt quần áo, vải, khăn tay đã được nhúng nước làm ướt và bịt lên miệng, mũi của mình để giảm diện tích tiếp xúc với khói độc. Hãy trùm thêm một lớp chăn mền đã được nhúng nước nếu có thể. Đối với những người áp dụng cách này, đa phần tỷ lệ 80% không bị bắt lửa hay bị thương nghiêm trọng, nặng nhất chỉ bị bỏng nhẹ ngoài da. Hành động này thường được các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy hướng dẫn làm đầu tiên.

  • Lăn người qua lại khi bị bắt lửa

Trong quá trình chạy khỏi nơi hỏa hoạn, có trường hợp như tóc hoặc quần áo bị bén lửa, việc đầu tiên không phải chạy đi tìm nước để dập lửa mà thay vào đó, ba mẹ nên bắt trẻ nằm xuống đất và lăn người qua lại hoặc lăn tròn. Việc làm này sẽ giảm lượng oxy tiếp xúc với lửa và nhanh chóng dập được ngọn lửa đang cháy.

  • Bịt kẽ hở của cánh cửa bằng vải ướt

Trường hợp không ai muốn đó chính là nếu như bị kẹt không thể thoát ra ngoài hay không thể nhảy ra ngoài nếu ở tầng 3 trở lên thì ba mẹ hãy dạy con lấy vải ướt bọt chặt các khe của, bạn cũng có thể dùng băng keo để dán chặt kẽ hở cánh cửa và sau đó, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà để không phải hít quá nhiều khói. Nguyên nhân việc này là do khối lượng riêng của khói độc sẽ nhẹ hơn so với khối lượng riêng của không khí, nên thành ra khói độc sẽ bay lên cao hơn, vậy nên nếu chúng ra nằm sấp xuống thì chúng ta sẽ giảm được lượng khói độc vô trong người. Bên cạnh đó, vị trí ở gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến đầu tiên khi tìm kiếm những nạn nhân kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn.

KẾT LUẬN

 

Lối thoát ra khỏi nguy hiểm là một bài toán phức tạp, đặc biệt là trong những căn hộ cao tầng hoặc những ngôi nhà có nhiều phòng và cửa sổ. Do đó, việc dạy trẻ cách xác định các lối thoát và điểm họp tại nơi an toàn là cách giúp họ tự tin đối phó với tình huống này. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ rằng chỉ nên thực hiện việc tự dập tắt ngọn lửa trong hai trường hợp cụ thể: khi trẻ cảm thấy ngọn lửa nhỏ và có khả năng tắt được một cách an toàn hoặc khi cần gấp để ngăn ngọn lửa bén vào người. Để giải quyết ngọn lửa nhỏ, bố mẹ cần dạy con cách sử dụng các công cụ dập lửa cơ bản như bình chữa cháy, bình phun nước hoặc khăn bông. Luyện tập định kỳ và biết cách sử dụng các công cụ như bản đồ nhà cửa để tạo ra kế hoạch thoát hiểm sẽ giúp gia đình bạn cảm thấy an tâm hơn.

 

Sử dụng bình chữa cháy có thể là một biện pháp cuối cùng, nhưng nó có thể là cách giúp dập tắt đám cháy ngay từ khi mới bắt đầu. Đúng cách sử dụng bình chữa cháy là quan trọng, và việc học cách làm điều này không chỉ là vấn đề an toàn mà còn là một trách nhiệm đối với mọi người trong gia đình. Ngoài ra, trẻ em thường có thể bị hoảng loạn khi có cháy, và họ có thể tìm đến những nơi đằng sau tủ quần áo hay dưới giường để trốn. Điều này có thể rất nguy hiểm, và việc dạy trẻ cách ứng phó trong tình huống này sẽ giúp họ tránh được nguy cơ tự giam mình trong các nơi nguy hiểm.

 

Cuộc sống của con bạn rất quý báu và việc chuẩn bị cho phòng cháy và chữa cháy là một trách nhiệm không thể xem nhẹ. Hy vọng rằng những kỹ năng sống còn mà eTeacher.vn cung cấp sẽ không bao giờ phải được sử dụng, những sự chuẩn bị sẽ giúp gia đình bạn an toàn và tự tin khi đối mặt với nguy cơ này. Hãy đầu tư thời gian và tình cảm vào việc học và thực hành những kỹ năng này cùng con cái của bạn, để họ có thể tự bảo vệ mình và đối phó với mọi tình huống khẩn cấp một cách mạnh mẽ và thông minh.