Trẻ nhỏ rất dễ mất tập trung khi học vì hiếu kỳ với thế giới xung quanh. Bé chỉ tập trung với những gì bé quan tâm. Ngoài ra, trẻ vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà bố mẹ cần phải giúp trẻ nhận ra điều này. Và chỉ khi trẻ thật sự tập trung cao thì bé mới có thể có kết quả học tập tốt được. Cùng eTeacher tìm hiểu cho bé 5 phương pháp cải thiện sự tập trung cho trẻ sau đây nhé!
1.Tạo không gian học tập yên tĩnh cho trẻ.
Cha mẹ nên bố trí cho con 1 căn phòng với đầy đủ ánh sáng, bàn học theo đúng với độ tuổi của bé, chú ý nên sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, không khí thoáng mát bởi điều này sẽ giúp cho trẻ tập trung hơn khi học tập.
Tuy nhiên cha mẹ cũng cần chú ý trong việc sắp xếp đồ đạc trên bàn học của trẻ, đối với những trẻ có sự tập trung tốt việc mà ba mẹ để những món đồ chơi hay những vật trẻ yêu thích trên bàn học là hết sức bình thường nhưng đối với trẻ kém trong việc tập trung học thì ba mẹ cần tránh làm điều này bởi những món đồ chơi này sẽ hấp dẫn trẻ, làm giảm sự chú ý của trẻ đối với sách vở, bài tập. Ngay lập tức trẻ sẽ lấy tay và với những món đồ chơi của mình và bỏ bê việc học.
2. Dạy con cách chia nhỏ công việc.
Từ nhiệm vụ lớn, phụ huynh có thể hướng dẫn con cách chia nhỏ ra thành nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý công việc và giải quyết vấn đề. Công việc lớn đồng nghĩa có nhiều nhiệm vụ, vì vậy trẻ dễ bị sa vào mê cung, không biết nên làm gì trước, làm gì sau, từ đó nảy sinh cảm giác chán nản, dễ mất tập trung.
Ngược lại, nếu từ đầu biết nhận định, chia nhỏ vấn đề và lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ, trẻ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng với khả năng tập trung tốt hơn. Phương pháp này không chỉ rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung mà còn giúp các em trau dồi kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề lớn hiệu quả.
3. Để con chủ động tư duy.
Cha mẹ nên để con chủ động tư duy, suy nghĩ, động não trước việc học, làm bài tập khó,… Cha mẹ chỉ nên gợi mở hoặc đưa ra định hướng mà không nên làm bài hộ hay nói kết quả sẵn cho con.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể dạy cho con cách tìm tài liệu học, cách đọc sách, tìm sách hay để đọc, cho con con đường chinh phục tri thức. Ngoài ra, cha mẹ nên chơi cùng con hoặc hướng con đến các trò chơi rèn luyện tư duy như cờ vua, cờ tướng, giải câu đố,….
Khi đã nắm được các phương pháp tự học hiệu quả, con cái sẽ hoàn toàn tự giác và chủ động với việc học chứ không coi việc học và các vấn đề trong cuộc sống là điều quá khó khăn, trở ngại nữa từ đó sự tập trung của trẻ sẽ ngày càng tăng cao.
4. Luôn học cùng con.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: một đứa bé sẽ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn do cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ ở bên cạnh.
So với việc học tập cũng vậy, ngoài thời gian học trên lớp, học thêm ngoài giờ thì việc cha mẹ hỗ trợ con tự học ở nhà sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, dễ trao đổi và tiếp thu tốt hơn, bởi có thể thời gian học trên lớp có hạn và có những vấn đề trẻ vẫn còn sợ sệt, rụt rè không dám hỏi trực tiếp giáo viên. Cha mẹ luôn bên cạnh con trong học tập sẽ là động lực giúp trẻ học tập chăm chỉ, tập trung hơn.
Đồng thời học cùng con cũng là cách để bố mẹ nắm bắt được tình hình học tập của con, biết năng lực của con đến đâu và có hướng giáo dục phù hợp với tình hình học tập của con hiện tại.
5. Sắp xếp thời gian học và chơi cho trẻ hợp lý
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, với trẻ từ 3 – 8 tuổi khả năng tập trung của trẻ chỉ dao động khoảng 8 phút. Thời gian trẻ tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Do đó, để rèn luyện sự tập trung cho trẻ, ba mẹ có thể duy trì đều đặn cho trẻ tập trung học trong khoảng 8 – 13 phút, sau đó nghỉ ngắn khoảng 5 phút rồi tiếp tục học. Khi trẻ đã quen với nhịp độ này, ba mẹ tăng dần thời gian học cho những ngày kế tiếp.
6. Cho con chơi các trò chơi rèn luyện tính tập trung.
Trò chơi luôn là hoạt động thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ một cách dễ dàng. Do đó, để rèn luyện tính tập trung hãy lồng ghép những trò chơi trí tuệ kích thích sự tập trung và kiên nhẫn của trẻ như: Xếp hình, Đồ chơi lắp rắp,… có độ khó phù hợp với độ tuổi, năng lực, sở thích để trẻ tò mò khám phá và hào hứng tham gia.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ kém tập trung bệnh lý, các cách trên chỉ góp phần khơi gợi, sự chuyển hướng của trẻ vào hoạt động mà bố mẹ mong muốn. Tuy nhiên, những tổn thương trong hệ thần kinh của trẻ vẫn cần sự can thiệp y học và có phác đồ điều trị riêng từ bác sĩ.
7. Không nên dùng nhiều hình phạt với trẻ.
Với quan niệm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, các bậc phụ huynh thường đưa ra những hình phạt như cấm chơi game, cấm sử dụng điện thoại,… thậm chí đánh và la mắng trẻ khi thấy trẻ chơi game, không tập trung vào việc học. Liệu đó có phải là một điều tốt?
Điều đó thường gây ra cảm giác tổn thương và thiếu tự tin cho con, đặc biệt khi phạt quá nghiêm trọng hoặc không công bằng. Nó cũng không giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề một cách xây dựng và khả năng tự giác cũng như không được cải thiện được vấn đề cải thiện sự tập trung của trẻ.
Thay vì trách phạt, phụ huynh nên tìm cách giúp trẻ hiểu và thay đổi hành vi của mình. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cung cấp cho trẻ những định hướng, sự lựa chọn và sự động viên để trẻ cảm thấy được hỗ trợ và động lực để thay đổi hành vi của mình.
KẾT:
Trên đây là 7 phương pháp cải thiện sự tập trung cho trẻ mà eTeacher muốn chia sẻ đến quý phụ huynh. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Hãy quan sát và tìm hiểu những phương pháp phù hợp nhất với con của bạn bởi mỗi bé sẽ có một tính cách, đặc điểm khác nhau. Chúc các ba mẹ thành công!