9 Chiến Lược Gia Tăng Cường Hứng Thú Học Tập Cho Con 

 

Lười biếng chính là rào cản lớn nhất khiến con trẻ không thể thành công được. Là một phụ huynh, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau đầu khi con mắc chứng lười học.  Vậy làm thế nào để giúp con hứng thú và đạt kết quả tốt trong học tập. Đó là một vấn đề đau đầu mà nhiều phụ huynh đang gặp phải. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 9 cách bạn có thể áp dụng để giúp con hứng thú trong học tập hơn.

 

  1. Tạo môi trường học tập thoải mái:

Cha mẹ nên tạo ra cho con một môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái và đầy đủ ánh sáng sẽ giúp con con tập trung được vào việc học tập tốt hơn. Vì trẻ  thường không thể tập trung vào việc học khi có quá nhiều tiếng ồn hoặc âm thanh xung quanh. Đối với những trẻ lười học, việc tạo ra một môi trường học tập thích hợp là rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng cha mẹ nên tạo cho con một không gian học tập rộng rãi, gọn gàng và yên tĩnh. Chỉ khi có điều kiện như vậy, con mới có thể trở nên hứng thú và tập trung hơn vào việc học.

 

Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên thúc ép và dùng những lời lẽ mắng nhiếc nặng nề. Thay vào đó,hãy xây dựng tính tự giác cho con bằng cách thiết lập những quy ước ngầm. Ví dụ, sau giờ ăn tối 1 tiếng, con nhất định phải ngồi vào bàn học. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và việc học hành sẽ diễn ra “dễ chịu” hơn.

 

Để tối ưu hóa quá trình học tập của con, tôi nghĩ phụ huynh cần loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng từ môi trường xung quanh. Các yếu tố như tiếng ồn từ điện thoại di động, màn hình TV, hay tiếng nói vui đùa của bạn bè đều là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tập trung của con trẻ. Bằng cách loại bỏ những yếu tố này, việc học tập của các con sẽ trở nên hiệu quả và tập trung hơn rất nhiều.

 

  1. Thiết lập lịch học cố định, phù hợp: 

Theo cá nhân tôi, việc thiết lập một thời gian biểu giữa việc học tập và vui chơi phù hợp là điều cần thiết. Để giúp con duy trì được cân bằng giữa việc học và việc chơi, cha mẹ có thể thỏa thuận và cùng con đưa ra một thời gian biểu thích hợp cho con. Cha mẹ có thể khuyến khích con bằng cách giảm bớt thời gian học tập nhưng con phải đảm bảo “học ít nhưng chất lượng”, khi con ngồi vào bàn học con cần có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung. Từ đó, cha mẹ có thể căn cứ vào thời gian biểu của con để có cách quản lý thời gian học tập của con hợp lý.

 

Quan sát cách con học hành là rất quan trọng để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về sự chênh lệch giữa thời gian học và chơi của con, cũng như đánh giá mức độ hứng thú và tập trung của con trong quá trình học tập. Một lưu ý tôi nghĩ rất quan trọng mà cha mẹ nên để ý đó là việc giám sát phải diễn ra một cách bí mật, đảm bảo không làm con cảm thấy áp lực. Cha mẹ có thể động viên và khích lệ con một cách hợp lý khi con có thái độ và thành tích học tốt. Tuy nhiên, đừng quên nhắc nhở và phê bình con khi con lười nhác trong việc học.

 

  1. Thay đổi phương pháp học tập của con sao cho thú vị, đa dạng hơn:
    Khiến việc học trở nên thú vị là một yếu tố quan trọng để tạo động lực và hứng thú cho học sinh. Có nhiều phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để làm cho việc học trở nên thú vị hơn. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất đó là sử dụng video để truyền đạt kiến thức. Việc học qua video không chỉ giúp con em hình dung và hiểu rõ hơn về nội dung bài học mà còn tạo ra một môi trường học tập trực quan và thú vị. Con em có thể xem các video giảng dạy, video hướng dẫn hoặc thậm chí tạo ra video tự trình bày để chia sẻ kiến thức của mình với bạn bè.

Kết hợp học tập với trò chơi là một cách tuyệt vời để làm cho việc học tập của con trở nên thú vị hơn. Theo tôi cha mẹ có thể tạo ra các trò chơi giáo dục hoặc sử dụng các ứng dụng học tập có tính năng trò chơi để thúc đẩy sự tương tác và quan tâm của con em hơn.

 

Cha mẹ cũng có thể cùng con thảo luận bài tập, đây cũng là một cách tuyệt vời để làm cho việc học của con trở nên thú vị hơn. Hãy đọc cùng con và thảo luận về những cuốn sách, bài viết, hoặc chủ đề mà con quan tâm. Thực hiện các cuộc thăm dò, tìm hiểu và nghiên cứu thú vị để kích thích sự tò mò, ham học hỏi của con.

 

Bên cạnh đó, theo tôi thực hành thực tế là một phương pháp học tập cực kì thú vị và hiệu quả. Thông qua việc thực hiện các hoạt động thực tế như đi tham quan hoặc tham gia các dự án xã hội, con em cũng có thể áp dụng kiến thức vào thực tế, trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ. Ví dụ cụ thể như, nếu con đang học về thực vật, quý phụ huynh hãy trồng cây cùng con và quan sát quá trình phát triển của chúng. Điều này giúp con kết nối kiến thức với thực tế và trải nghiệm, bên cạnh đó cũng tạo dựng được nhiều kỉ niệm đẹp với cha mẹ hơn. Hoặc cha mẹ có thể dẫn con ra ngoài để khám phá thiên nhiên và thế giới xung quanh. Điều này theo tôi có thể bao gồm việc đi picnic, thăm công viên, hoặc tạo các hoạt động ngoài trời như quan sát cây lá hoặc thu thập mẫu đất.

 

Không chỉ vậy, cha mẹ còn có thể hoàn toàn tin tưởng vào eTeacher – Gia sư Toán học cho trẻ em, gồm những gia sư được đào tạo chuyên nghiệp và cũng có những cách giảng dạy con trẻ đầy thú vị và lôi cuốn. Giúp cha mẹ không còn phải đau đầu về việc lười học của con nữa vì eTeacher tự tin có thể giúp con trẻ học tốt hơn cũng như khơi dậy niềm đam mê và ham học của con em.

 

  1. Khuyến khích sự tự thúc đẩy:

Động viên con tự thúc đẩy bản thân hơn, đặt kỳ vọng cao và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu học tập cũng là một cách hay mà tôi rất tâm đắc. Hãy thảo luận và xây dựng các mục tiêu học tập cùng con. Điều này giúp con tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu và cảm thấy có sự đồng tình từ cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ cũng cần đảm bảo rằng các mục tiêu được con đặt ra là có thể thực hiện được và thiết thực. 

 

Bên cạnh đó, theo tôi cha mẹ cũng hãy cho con quyền lựa chọn về cách con trẻ muốn học và tiếp cận kiến thức. Điều này giúp con em chúng ta cảm thấy có sự tự kiểm soát và trách nhiệm đối với việc học của chính mình, thúc đẩy tinh thần tự học, tự tìm tòi và phát triển bản thân trẻ.

 

Không những thế, tôi nghĩ cha mẹ cũng nên làm gương cho con trẻ, trở thành một tấm gương sáng để con học hỏi và noi theo. Hãy trở thành một mẫu hình lý tưởng cho con, giúp con sẽ tự thúc đẩy việc học tập trong cuộc sống. Khi con thấy cha mẹ là nguồn động viên và mẫu hình tích cực, con em sẽ học hỏi và nắm bắt tinh thần tự thúc đẩy từ chính cha mẹ.

  1. Tìm hiểu về sở thích của con:
    Tìm hiểu sở thích của con và áp dụng chúng vào việc học để tạo sự hứng thú và tương tác tích cực là một cách rất hay và cực kì hiệu quả. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con về những sở thích của con em. Hãy lắng nghe một cách chân thành và hiểu rõ những gì con yêu thích. Điều này giúp bậc cha mẹ sẽ có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về sở thích của con. Bên cạnh đó, theo tôi cha mẹ cũng hãy xem xét cách mà sở thích của con có thể kết hợp với việc học tập. Ví dụ, nếu con thích âm nhạc, quý phụ huynh có thể tìm cách liên kết âm nhạc với việc học như học về lịch sử âm nhạc hoặc học cách đọc nốt nhạc, hay cho con tham gia các lớp học hát, học đàn. Hay nếu cha mẹ thấy con em có hứng thú với những thứ mang tính trật tự, logic thì hãy hướng con tới các môn học tự nhiên như toán học nhiều hơn để con được bộc lộ khả năng về điểm mạnh của bản thân mình. 

 

  1. Có thái độ khen thưởng hay phạt đúng lúc, đúng mực:

Khi con bị thầy cô trách mắng vì không hoàn thành việc học, bố mẹ cũng theo đó mà có hình phạt phù hợp, tuy nhiên cũng nên cân nhắc hình phạt phù hợp và “đúng mực”. Theo tôi, cha mẹ cũng nên nhắc nhở, phê bình và có hình thức phạt con đúng lúc, đúng mức khi trẻ có thái độ chây lì, tự ti, buông xuôi, lười học. Khi đó, con thấy cả cha mẹ lẫn thầy cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của chính mình, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

 

Theo cá nhân tôi, khi con đạt được điểm cao hay hoàn thành tốt bài tập được giao thì cha mẹ cũng đừng quên dành tặng cho con em mình những lời khen và phần thưởng. Bởi khen ngợi và động viên là một phần quan trọng trong quá trình học tập của con. Đây là cách để tạo động lực và sự tự tin cho con. Một lời khen ngợi đặt đúng chỗ sẽ phát huy giá trị đến vô cùng. Cha mẹ không nên “tiết kiệm” lời khen khi con có những cố gắng đáng kể. Lời khen của bạn sẽ là động lực giúp trẻ tự giác, chủ động và tích cực hơn trong việc học hành. Khen thưởng luôn đặt bên cạnh hình phạt, bạn sẽ giúp con hiểu được ích lợi của học hành và lỗi sai khi con có thái độ không tích cực trong việc học

 

  1. Phối hợp tốt với giáo viên:

Gia đình và nhà trường chính là nền tảng của việc giáo dục của con trẻ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và thầy cô giáo là rất quan trọng để đảm bảo giáo dục trẻ hiệu quả. Cha mẹ cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đúng mức với giáo viên trong việc rèn dạy con học mỗi ngày. Khi thầy cô giáo có những hình thức thưởng – phạt với con, cha mẹ cũng nên hiểu và tôn trọng. Khi đứa trẻ không được nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc con trẻ học mà con vẫn hiểu việc học là của chúng chính là thầy cô giáo. Khi thầy cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, con hiểu việc học là của con chứ không phải của ai khác. Cô giáo, thầy giáo là người đánh giá trẻ đã không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo, thầy giáo làm nhiệm vụ của mình vì có như vậy, việc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả như mong muốn. Cha mẹ nên thường xuyên trao đổi các thông tin về tình hình học hành của con cái với thầy cô giáo để có những biện pháp uốn nắn con kịp thời. 

 

  1. Ứng dụng công nghệ vào học tập:

Ở thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào học tập là không khó và luôn thu hút được nhiều sự chú ý của con em. Sử dụng ứng dụng, phần mềm và công cụ học tập trực tuyến để giúp con hứng thú và tăng cường kiến thức là một biện pháp giúp con hứng thú trong học tập hơn cực kì hiệu quả. 

 

Một trong những lợi ích của việc sử dụng công nghệ trong học tập là mở rộng phạm vi kiến thức. Với internet, con em có thể tiếp cận đến hàng ngàn tài liệu, sách tham khảo, bài giảng và tài liệu học tập từ khắp nơi. Điều này giúp con trẻ có thể nắm bắt thông tin học tập mới nhất và phong phú hơn, từ đó mở rộng kiến thức và hiểu biết của trẻ. 

 

Ngoài ra, việc sử dụng ứng dụng và phần mềm học tập trực tuyến cũng giúp tạo ra môi trường học tập của con được linh hoạt và có tính tương tác hơn. Con trẻ có thể tiếp cận các bài giảng, bài tập và tài liệu học mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Điều này giúp con em có thể tự chủ trong việc học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ôn tập và nắm bắt kiến thức. Có nhiều ứng dụng di động miễn phí và trả phí dành riêng cho việc học tập. Ví dụ như Duolingo cho việc học ngoại ngữ trở nên thú vị hơn, hay Khan Academy cung cấp hàng loạt bài giảng toán và khoa học, hoặc Quizlet cho phép tạo ra các bộ từ vựng và bài học tùy chỉnh theo ý của con.

 

Tận dụng các công cụ này có thể giúp con em hứng thú hơn và nâng cao kiến thức một cách hiệu quả trong môi trường học tập. Tuy nhiên, việc giám sát và hướng dẫn con cái về cách sử dụng công nghệ cũng rất quan trọng để đảm bảo con trẻ sử dụng công nghệ một cách có ích, hiệu quả và an toàn.

 

  1. Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con.

Cụm từ “con nhà người ta” theo tôi là không nên đưa vào để so sánh với con em của chính mình. Đấy là sự xúc phạm nhân cách khá nặng nề bởi con là con, con sẽ có nhiều điểm chưa tốt nhưng cũng vô cùng nhiều điểm ưu cũng như có nhiều mặt mạnh khác nữa. Bởi theo tôi, mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng, có những khả năng và khả năng độc đáo. Khi so sánh và đặt ai đó làm tiêu chuẩn, cha mẹ đang đánh mất đi sự độc đáo và sự phát triển tự nhiên của con. Đặt một người khác làm gương có thể tạo ra áp lực không cần thiết và gây ra sự không tự tin cho con. Con sẽ cảm thấy bị so sánh và đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của người khác, không được đánh giá dựa trên bản thân mình. Điều này có thể gây ra stress và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của con. 

 

Thay vì so sánh và lấy “con nhà người ta” làm gương, cha mẹ nên tập trung vào việc khám phá và phát triển tiềm năng của con. Hãy tạo điều kiện để con tự khám phá sở thích, đam mê và khả năng đặc biệt của chính mình. Theo tôi, cha mẹ nên khuyến khích con phát triển các kỹ năng cá nhân, tư duy sáng tạo cũng như lòng tự tin. Giáo dục con không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là việc giúp con phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Hãy tôn trọng và đánh giá cao những đặc điểm riêng của con, và hướng dẫn con theo đúng con đường mà con tự lựa chọn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng mục tiêu của giáo dục không phải là so sánh và cạnh tranh với người khác, mà là khám phá và phát triển tiềm năng của mỗi đứa trẻ. Hãy tạo ra một môi trường giáo dục khuyến khích sự tự tin, sáng tạo và độc lập của con, để con có thể phát triển bản thân cũng như đạt được sự thành công trong cuộc sống.

 

KẾT

Qua bài viết này, tôi hy vọng quý phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về 9 cách giúp con hứng thú trong học tập được nêu trên. Qua những biện pháp đơn giản như tạo môi trường học tập tích cực, ủng hộ và khích lệ con, cùng việc tận dụng công nghệ và tài nguyên giáo dục hiện đại, chúng ta có thể giúp con phát triển sự đam mê và tư duy sáng tạo trong quá trình học. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho con hứng thú trong học tập không chỉ giúp họ đạt được thành tích tốt mà còn giúp hình thành thói quen học tập suốt đời. Cá nhân tôi nghĩ rằng, cha mẹ hãy luôn kết hợp tình yêu thương và sự đồng hành để con em chúng ta có một hành trình học tập đầy ý nghĩa và phát triển toàn diện.