BẠN ĐÃ SỐNG CÙNG SỰ TRÌ HOÃN BAO LÂU RỒI?

Hằng ngày, chúng ta có hàng tá công việc, trong khi sức khoẻ và quỹ thời gian chỉ có hạn. Nên chắc chắn ai cũng sẽ có ít nhất một lần trong đời trì hoãn một việc gì đó. Sự trì hoãn sẽ không buông tha cho bất cứ ai. Đặc biệt là thời sinh viên, thì việc trì hoãn lại quá đỗi quen thuộc. Nhưng trì hoãn quá nhiều sẽ khiến bản thân bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.

Các biểu hiện thường gặp của thói quen trì hoãn

Luôn chờ đợi sự hối thúc từ người khác mới bắt tay vào công việc, bắt đầu công việc khi hạn chót gần kề và hoàn thành công việc một cách sơ sài, cảm thấy công việc đã làm đủ và không cố gắng làm tốt hơn, dễ chán nản trong mọi việc, lười biếng trong việc thay đổi bản thân, luôn bỏ qua sai lầm của bản thân mà không tự giác khắc phục, luôn thấy khó khăn khi phải bắt đầu công việc gì đó,…

Tác hại của thói quen trì hoãn

Thói quen trì hoãn sẽ dễ gây tâm lý ỷ lại, lười biếng, ảnh hưởng đến kết quả học tập và công việc. Trì hoãn khiến ta không hoàn thành công việc đúng hạn và đôi khi là bỏ lỡ những cơ hội tốt để phát triển và khẳng định bản thân. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, lý do chủ yếu khiến ta trì hoãn là do stress và cứ sau mỗi lần trì hoãn thì mức độ stress lại có khuynh hướng tăng lên.

BẠN ĐÃ SỐNG CÙNG SỰ TRÌ HOÃN BAO LÂU RỒI?

Cách loại bỏ thói quen trì hoãn ra khỏi cuộc sống

  • Lên  kế hoạch hành động

Khi được giao một dự án hoặc công việc lớn, sẽ dễ khiến bản thân choáng ngợp và dễ dẫn đến trì hoãn, né tránh việc. Lúc này, nên chia nhỏ công việc thành các công việc nhỏ hơn, kèm theo đó là deadline cụ thể cho từng công việc. Nên lưu ý, đặt deadline cần cân nhắc tính khả thi.

  • Làm những việc quan trọng vào những khoảng thời gian mà bản thân tập trung nhất

Mỗi người sẽ có những khung giờ mà dễ tập trung cao độ, đây được xem là giờ vàng của bản thân. Vì nếu quan sát, bạn sẽ thấy năng suất làm việc trong những khung giờ này sẽ cao hơn so với thời gian còn lại trong ngày. Chẳng hạn, các bạn học sinh thì khung giờ vàng để học bài là sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. 

  • Những việc không cần thiết- đừng mải miết ngồi làm 

Nên nhớ “chất lượng hơn số lượng”, do đó không nên ôm đồm quá nhiều việc. Thay vào đó là tập trung vào một số việc quan trọng và hoàn thành chúng một cách tốt nhất có thể. 

  • Hạn chế sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài 

Những tác động từ môi trường bên ngoài có thể khiến bạn phân tâm, xao lãng công việc, khiến việc bị dở dang, trì hoãn. Do vậy, để tránh trì hoãn, bạn có thể chọn cho mình những môi trường làm việc thích hợp nhất và tắt hết chuông điện thoại.

  • Tự đặt phần thưởng cho bản thân

Một phần thưởng hợp lý sẽ là động lực giúp bạn thoát khỏi sự trì hoãn. Thay vì để những hoạt động giải trí trở thành lý do để trì hoãn công việc thì bạn hãy biến nó thành những phần thưởng- động lực  để bạn có thể hoàn thành công việc tốt hơn.

Bất kể bạn đã sống cùng trì hoãn bao lâu, hãy loại bỏ thói quen trì hoãn ngay nhé nếu bạn muốn thành công sẽ đến! 

Đăng ký tư vấn và học thử cho con hoàn toàn miễn phí tại: https://eteacher.vn/dang_ky_tu_van/

Thông tin liên hệ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *