Tại sao con lười học hơn bạn bè đồng trang lứa?

Tại sao con lười học hơn bạn bè đồng trang lứa? Là vì con không thông minh hay còn lý do nào khác. Khám phá ngay những nguyên nhân khiến con lười học qua bài viết sau!

Điều gì đã khiến con trở nên lười học là một câu hỏi mà nhiều ba mẹ quan tâm. Tại sao con mình lười học hơn bạn bè đồng trang lứa? Lười học không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con, mà còn làm giảm khả năng phát triển toàn diện của con trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố gây ra sự lười học ở con để có phương pháp khắc phục hiệu quả.

Lười học là gì?

Lười học là tình trạng con không hứng thú với việc học, thường xuyên có hành động né tránh, thậm chí là sợ học. con lười học thường không có sự tập trung và không muốn đầu tư thời gian vào việc học. Biểu hiện đặc trưng nhất là trì hoãn, tránh né hoặc không hoàn thành bài tập về nhà. Từ đó dần tạo ra lỗ hổng kiến thức và thành tích học tập ngày càng đi xuống.

Nguyên nhân dẫn đến lười học

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng này, nhưng một số nguyên nhân phổ biến là:

  • Tính ỷ lại

Tính ỷ lại có thể là nguyên nhân đặc biệt gây ra tình trạng lười học ở con. Nguyên nhân gây ra tính ỷ lại là do sự nuông chiều của ba mẹ, khiến con cảm thấy việc lười học không phải là vấn đề. Điều này dẫn đến con thiếu tính chủ động và không có ý thức tự học. Hơn nữa, tính ỷ lại còn làm giảm khả năng sáng tạo, phản biện và giải quyết vấn đề ở con.

Để giúp con vượt qua tình trạng lười học do tính ỷ lại và rèn luyện khả năng tự học, ba mẹ nên có sự nghiêm khắc nhất định dành cho con. Đồng thời, ba mẹ nên khuyến khích con phát triển kỹ năng tự học và tạo động lực học tập cho con. Ba mẹ có thể khuyến khích con đặt mục tiêu học tập và mốc thời gian hoàn thành bài tập được giao. Đồng thời, ba mẹ nên ở bên cạnh động viên và đưa ra gợi ý phù hợp cho con để tạo ra môi trường học tập tích cực. 

  • Áp lực tinh thần

Áp lực tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng lười học ở con. Khi con được gia đình hoặc thầy cô đặt ra những mục tiêu quá cao hoặc không phù hợp với khả năng và sở thích của mình, con sẽ cảm thấy mất hứng thú và căng thẳng khi học. 

Không chỉ vậy, áp lực cũng có thể đến từ chính bản thân con. con có thể kỳ vọng về thành tích của bản thân cao hơn năng lực hiện có. Khi không đạt được những mục tiêu đó, con có thể trở nên căng thẳng, mệt mỏi và lười học. Tình trạng này kéo dài khiến con trở nên nản chí, không còn tự tin vào bản thân và làm giảm chất lượng học tập.

Chính vì, vậy để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến áp lực tinh thần ở con, ba mẹ nên dành thời gian trò chuyện và quan tâm đến cảm xúc của con. Đồng thời, ba mẹ có thể phối hợp cùng thầy cô giáo để biết được tình trạng học tập và tinh thần của con để giúp con giảm áp lực học tập. 

  • Thiếu thời gian nghỉ ngơi

Thiếu thời gian nghỉ ngơi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lười học ở con. Ba mẹ hiện đại thường có xu hướng đăng ký nhiều lớp học thêm cho con với mong muốn giúp con học giỏi hơn, theo kịp bạn bè. Không những thế, việc bắt con học ngày học đêm hay la mắng khi thấy con cầm điện thoại cũng là nguyên nhân khiến con lười học, chán ghét việc học.

Khi con không có thời gian để thư giãn, phục hồi năng lượng sau những giờ phút học tập căng thẳng, con sẽ dẫn mất đi sự tập trung, hứng thú và động lực để học tập. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con, mà còn gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến việc bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho con, để con nạp lại năng lượng và không còn mệt mỏi khi nhắc đến việc học nữa.

  • Thiếu sự giao tiếp với người thân

Thiếu sự giao tiếp với người thân là một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều gia đình đang phải đối mặt. Khi không có sự quan tâm, hỗ trợ và khuyến khích từ phía người thân như cha mẹ, anh chị em, con sẽ cảm thấy cô đơn, thiếu tự tin và thiếu động lực dẫn đến lười học. 

Ngoài ra, giao tiếp với người thân là cách để conphát triển kỹ năng giao tiếp. Thiếu sự giao tiếp có thể làm cho con cảm thấy cô lập và không có động lực học tập. Điều này không những ảnh hưởng đến kết quả học tập của con mà còn gây ra những hậu quả xấu về mặt tâm lý, sức khỏe và định hướng của con. Do đó, việc giao tiếp với người thân là rất quan trọng để giúp con phát triển toàn diện và có một cuộc sống hạnh phúc.

Để khắc phục tình trạng này, hãy tìm những hoạt động tương tác giữa cha mẹ và con cái. Sắp xếp thời gian để trò chuyện, lắng nghe và thảo luận với con về các vấn đề học tập để hiểu rõ nguyên nhân con lười học. Ngoài ra, ba mẹ nên hướng dẫn và động viên con trong quá trình học và khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn. Điều này sẽ giúp con gần gũi hơn với ba mẹ và vượt qua chứng lười học hiệu quả.

  • Gia đình bất hòa

Tình trạng gia đình bất hòa cũng là một trong những nguyên nhân khiến con lười học. Nếu gia đình bất hòa, con phải đối mặt với các cuộc tranh cãi, xung đột trong gia đình. Từ đó, khả năng tập trung của con có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng lười học. Thêm nữa, con có thể bị lo lắng, căng thẳng hoặc tự ti về hoàn cảnh gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con và làm con lười học. 

Để giúp con vượt qua tình trạng lười học do tình trạng gia đình bất hòa, ba mẹ hãy tạo ra một môi trường học tập bình yên cho con cái. Hãy cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong gia đình. Đồng thời, ba mẹ hãy tạo ra một không gian yên tĩnh để con có thể tập trung để học tập. Ba mẹ có thể tạo cho con cảm giác được quan tâm và yêu thương bằng cách động viên, khen ngợi và khuyến khích con học tập.

Tìm hiểu thêm tại: Con lười học là do đâu? 5 Nguyên nhân khiến trẻ lười

Bên cạnh những nguyên nhân trên, con có thể lười học vì những lý do như:

  • Con thiếu kiến thức nền tảng, khó tiếp thu kiến thức mới dẫn đến lười học.
  • Phương pháp giảng dạy của thầy cô không phù hợp hoặc quá nhanh so với tốc độ học của con.
  • Con rụt rè, nhút nhát, ngại hỏi thầy cô khi gặp thắc mắc hay khó khăn trong học tập.
  • Con sợ bạn bè trêu trọc nên không dám phát biểu ý kiến tạo ra lỗ hổng kiến thức.
  • Con bị thu hút bởi những tác nhân như game, smartphone, bạn bè,…
  • Con có xu hướng học tập theo bạn bè, nếu bạn bè không học, con cũng không muốn học.
  • Gặp điểm kém thường xuyên khiến con mất niềm tin vào bản thân.
  • Áp lực điểm số, áp lực thi cử khiến con mất động lực học tập.
  • Áp lực đồng trang lứa hay sự so sánh “con nhà người ta” từ ba mẹ khiến con lười học, thậm chí là chán ghét việc học.

Kết

Lười học là một vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng khi con mình gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được giải quyết nếu cha mẹ và thầy cô có sự thấu hiểu, quan tâm đến con. Đặc biệt là việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự lười học ở con. Khi ba mẹ biết được con lười học do đâu sẽ giúp ba mẹ dễ dàng giúp con vượt qua chứng lười học hiệu quả. eTeacher chúc ba mẹ thành công trong hành trình đồng hành cùng con chinh phục tri thức!