[fusion_builder_container type=”flex” hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” border_style=”solid” flex_align_items=”flex-start” flex_justify_content=”center”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”3_5″ layout=”3_5″ background_position=”left top” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_repeat=”no-repeat” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”false” hover_type=”none” background_blend_mode=”overlay” first=”true” spacing_right=”2.4%” min_height=”” link=””][fusion_text]

Con lười học là do đâu? 5 Nguyên nhân khiến trẻ lười

Con lười học - nguyên nhân lười học

Con lười học luôn là một vấn đề khiến nhiều ba mẹ đau đầu. Ba mẹ nào cũng muốn con mình trở nên tài giỏi. Chính vì thế, khi con bỗng nhiên chán ghét việc học, thành tích học tập ngày càng giảm sút khiến ba mẹ không khỏi lo lắng. Các bậc phụ huynh luôn tìm nhiều cách để giúp con yêu thích học tập hơn. Nhưng trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lười học để có thể giúp con khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

Câu chuyện từ người mẹ:

“Bé Nguyên nhà chị thông minh lắm, chưa đầy 3 tuổi đã biết nói, biết đếm từ 1 đến 100, lại còn học rất nhanh, người lớn dạy gì nhớ đó. Trước khi vào lớp 1,chị cho con học trước chương trình để đỡ bỡ ngỡ với bạn bè. Cô giáo cũng khen Nguyên sáng dạ, tiếp thu nhanh.

Cho đến nay con đã học lớp 3, chị vẫn cho con đi học thêm đều đặn. Nhưng gần đây, chị cảm thấy con lười học, không còn thích học nữa.

Mặc dù đã tìm mọi cách, thậm chí là treo thưởng mỗi khi con được điểm tốt. Nhưng con vẫn tỏ ra chán nản. Đến giờ học, con lại tìm đủ cách để trốn tránh, nào là đói bụng, nào là đi vệ sinh,…ôi hàng tá lí do để rút ngắn thời gian học. Giờ chị đang rất đau đầu, không biết phải làm sao để con năng nổ như trước, không còn lười học nữa”.

Vậy nguyên nhân lười học của con là do đâu?

1. Học quá nhiều khiến con không còn hứng thú với việc học

Cho con học tiền tiểu học, học trước chương trình là tình trạng phổ biến của các ba mẹ Việt. Câu chuyện trên là một ví dụ điển hình, “trước khi vào lớp 1, chị còn cho con học trước chương trình…”, “cho đến nay con đã học lớp 3, chị vẫn cho con đi học thêm đều đặn”.

Vì tâm lý sợ con không theo kịp bạn bè. Vì muốn con đứng đầu lớp để ba mẹ hãnh diện với phụ huynh khác. Đó chính là lý do mà nhiều bậc phụ huynh luôn tìm lớp để con học thêm. Thậm chí là học vào kỳ nghỉ hè.

Tuy nhiên, việc học trước chương trình sẽ khiến con không còn hứng thú khi học lại những kiến thức đó trên lớp nữa. Con sẽ cảm thấy việc đó là phí thời gian, vì mình biết rồi nên không cần lắng nghe và với tâm thế đó, con sẽ dần dần lơ là việc học.

Ba mẹ luôn muốn con mình giỏi nhất nên luôn tạo nhiều điều kiện cho con học tập. Nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt và việc học cũng thế. Đặc biệt, khi con còn nhỏ, bên cạnh việc học, ba mẹ nên cho con khoảng thời gian “thở” như cho con vui chơi với bạn bè, đi công viên, đi du lịch,… Điều này sẽ giúp con lấy lại năng lượng sau một khoảng thời gian học tập mệt mỏi.

2. Áp lực khiến con sợ học

“Bé nhà chị thông minh lắm…”, “Con chị sáng dạ lắm, tiếp thu nhanh lắm…”. Những câu nói điển hình của bậc phụ huynh, và ngay cả ở câu chuyện trên cũng không ngoại lệ. Ba mẹ luôn tự hào về con, thậm chí là phóng đại về khả năng của con. Nó vô tình trở thành áp lực cho con. Con phải luôn phát triển, phải luôn giỏi để ba mẹ hãnh diện.

Động lực sẽ mang lại thành quả còn áp lực sẽ mang lại hậu quả. Khi con cố gắng nhưng vẫn không đạt được kỳ vọng của ba mẹ sẽ khiến con cảm thấy bản thân yếu kém và khi áp lực càng nhiều sẽ khiến con sợ học thay vì ham học và từ đó trở nên lười học.

Thay vì tạo ra áp lực cho con, ba mẹ hãy đồng hành và cổ vũ, giúp con tự tin hơn. Từ đó, con sẽ có động lực phấn đấu và ham học hỏi hơn.

3. Con không có mục tiêu học tập

Con không có mục tiêu sẽ khiến con lười học. Vì mục tiêu là điểm đến mà con hướng tới, là động lực cho con nỗ lực đạt được điều gì đó. Khi con không có mục tiêu rõ ràng, con có thể cảm thấy mơ hồ và không biết điều gì nên hướng đến. Dẫn đến sự mất hứng thú và sự lười biếng trong việc học tập.

Trước đây khi bắt đầu với việc học, con năng nổ học, chịu tiếp thu bởi vì sự tò mò. Nhưng khi việc học trở nên lặp đi, lặp lại, như con robot. Dần dần, con trở nên lười học và xuất hiện câu hỏi “Tại sao phải đi học?”.

Ngoài ra, mục tiêu giúp con có cái nhìn rõ ràng về những gì con muốn đạt được và cần làm gì để đạt được mục tiêu đó. Khi con thấy mục tiêu xứng đáng và hấp dẫn, con sẽ có động lực. Lúc đó con sẵn lòng đầu tư thời gian và công sức để học hỏi và phát triển.

4. Môi trường xung quanh khiến con mất tập trung học tập

Làm sao con có thể tập trung vào việc học khi xung quanh có quá nhiều thứ hấp dẫn khác? Thay vì học, con có thể chơi ipad, xem ti vi, ra ngoài với bạn bè,…thú vị vô cùng.

Bên cạnh những điều thú vị, những tác động tiêu cực về tâm lý như ba mẹ bất hoà, ba mẹ thờ ơ với con, la mắng con hay so sánh con,… cũng có thể khiến con mất tập trung và trở nên lười học.

Môi trường là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ. Môi trường tốt và những thói quen tốt sẽ khiến con phát triển theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, ba mẹ nên cùng con sắp xếp thời gian học tập và vui chơi hợp lý. Nhằm rèn luyện khả năng tập trung cho con, giúp con học tập hiệu quả.

5. Phương pháp dạy không đúng cách khiến con mất cảm hứng học tập

Thầy cô cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học của con. Mỗi đứa trẻ sẽ có năng lực tiếp thu khác nhau. Khi được quan tâm và dạy dỗ đúng cách, trẻ sẽ trở nên hứng thú học hơn và ngược lại, khi thầy cô giảng dạy kém hấp dẫn hay thiếu sự quan tâm sẽ khiến trẻ trở nên lơ làkhông muốn học nữa.

Ba mẹ nên thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con tại trường. Từ đó hiểu rõ tình trạng học tập và môi trường học đang ảnh hưởng tới con. Dựa vào đó, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp phù hợp nhằm giúp con tiến bộ hơn.

Những lưu ý giúp con không lười học :

  • Cùng con tạo dựng mục tiêu cho từng buổi học. Khi có mục tiêu rõ ràng và cụ thể, con biết mình cần làm gì và cố gắng hoàn thành.
  • Cho con biết lợi ích của việc học. Chẳng hạn, việc con biết học để làm gì, giúp gì cho con trong tương lai. Điều này hình thành nhận thức trong con. Con sẽ tự giác học và cố gắng thay vì học một cách gượng ép.
  • Nên khen con một cách chân thành khi con đạt điểm tốt. Hay chỉ đơn giản là hoàn thành mục tiêu được đề ra. Một lời động viên chân thành sẽ tạo rất nhiều động lực cho con đấy!
  • Không nên thưởng cho con quá nhiều. Nếu con quá quen thuộc với việc được thưởng mỗi khi làm điều gì đó, con sẽ trở nên lười biếng. Và chỉ muốn làm việc khi có hứa hẹn về phần thưởng. Điều này khiến con không đánh giá cao việc học tập vì lợi ích thực sự của nó. Mà chỉ quan tâm đến phần thưởng sau cùng.

Không có đứa trẻ nào sinh ra là kém cỏi và cũng không có đứa trẻ nào là lười học cả. Chăm chỉ và ham học được hình hành qua sự rèn luyện mỗi ngày để tạo dựng thành thói quen. Chính vì thế, khi ba mẹ nhận thấy con lười học, chán ghét việc học. Thay vì la mắng, hãy cùng con tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của vấn đề. Hãy cùng con tìm ra phương pháp phù hợp, giúp con vượt qua khó khăn này nhé!

[/fusion_text][/fusion_builder_column][fusion_builder_column type=”1_5″ layout=”1_5″ align_self=”auto” content_layout=”column” align_content=”flex-start” valign_content=”flex-start” content_wrap=”wrap” center_content=”no” column_tag=”div” target=”_self” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” sticky_display=”normal,sticky” order_medium=”0″ order_small=”0″ hover_type=”none” border_style=”solid” box_shadow=”no” box_shadow_blur=”0″ box_shadow_spread=”0″ background_type=”single” gradient_start_position=”0″ gradient_end_position=”100″ gradient_type=”linear” radial_direction=”center center” linear_angle=”180″ lazy_load=”avada” background_position=”left top” background_repeat=”no-repeat” background_blend_mode=”none” sticky=”off” sticky_devices=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” absolute=”off” filter_type=”regular” filter_hover_element=”self” filter_hue=”0″ filter_saturation=”100″ filter_brightness=”100″ filter_contrast=”100″ filter_invert=”0″ filter_sepia=”0″ filter_opacity=”100″ filter_blur=”0″ filter_hue_hover=”0″ filter_saturation_hover=”100″ filter_brightness_hover=”100″ filter_contrast_hover=”100″ filter_invert_hover=”0″ filter_sepia_hover=”0″ filter_opacity_hover=”100″ filter_blur_hover=”0″ transform_type=”regular” transform_hover_element=”self” transform_scale_x=”1″ transform_scale_y=”1″ transform_translate_x=”0″ transform_translate_y=”0″ transform_rotate=”0″ transform_skew_x=”0″ transform_skew_y=”0″ transform_scale_x_hover=”1″ transform_scale_y_hover=”1″ transform_translate_x_hover=”0″ transform_translate_y_hover=”0″ transform_rotate_hover=”0″ transform_skew_x_hover=”0″ transform_skew_y_hover=”0″ transition_duration=”300″ transition_easing=”ease” scroll_motion_devices=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ animation_delay=”0″ last=”true” border_position=”all” first=”false” min_height=”” link=””][fusion_recent_posts layout=”default” picture_size=”fixed” hover_type=”none” columns=”1″ number_posts=”3″ offset=”0″ pull_by=”category” thumbnail=”no” title=”yes” title_size=”4″ meta=”yes” meta_author=”no” meta_categories=”no” meta_date=”yes” meta_comments=”yes” meta_tags=”no” excerpt=”yes” excerpt_length=”35″ strip_html=”yes” scrolling=”no” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ animation_delay=”0″ hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” /][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]