Học sinh tiểu học gặp khó khăn gì khi học toán?
Vì sao nhiều học sinh tiểu học ngày nay thường sợ môn toán? Khám phá ngay nguyên nhân trong bài viết sau để có những giải pháp phù hợp.
Chắc hẳn ba mẹ nào cũng từng thắc mắc tại sao con lại không thích học toán, thậm chí là sợ môn toán đến vậy. Để trả lời được câu hỏi này, ba mẹ cần tìm hiểu về những khó khăn của con trong quá trình học. Từ đó, ba mẹ mới có thể hiểu con hơn và tìm ra giải pháp phù hợp. Dưới đây là những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến tình trạng sợ toán của học sinh tiểu học.
-
Khó khăn trong việc nhớ các khái niệm và quy tắc
Đa phần học sinh tiểu học thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các khái niệm toán học như: Thế nào là hình vuông? Thế nào là hình chữ nhật? Thế nào là hình thoi? Các em có thể nhận biết được các dạng hình nhưng đôi khi sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng.
Bên cạnh đó, những quy tắc tính toán cũng gây nhiều khó khăn cho con. Những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia nếu không được giải thích rõ ràng và gợi nhớ thường xuyên, trẻ sẽ dễ dàng lãng quên chúng. Đặc biệt, khi trẻ chưa nắm vững phép tính cơ bản sẽ khó giải quyết những bài toán cần áp dụng nhiều phép tính hơn, từ đó dẫn đến việc trẻ sợ toán.
-
Khó khăn trong việc áp dụng công thức
Học sinh tiểu học thường xuyên mắc phải nhiều lỗi sai khi áp dụng công thức vào các bài toán. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sợ toán. Điều này bắt nguồn từ việc chưa nắm vững các khái niệm, quy tắc và công thức. Từ đó dẫn đến việc học sinh không thể áp dụng công thức phù hợp để giải toán.
Đối với những dạng toán đố, học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu đề bài và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết bài toán. Điều này đòi hỏi học sinh phải nắm vững các công thức và cách áp dụng chúng. Nếu thiếu kỹ năng này, học sinh sẽ không thể giải quyết các bài toán và dẫn đến việc sợ học toán.
-
Khó khăn trong việc tìm hiểu kiến thức mới
Một trong những khó khăn mà đa phần học sinh khi học toán gặp phải đó là việc phải nạp vào lượng kiến thức lớn trong khi chưa nắm vững kiến thức đã học. Đa phần các công thức và quy tắc toán học đều liên quan mật thiết đến nhau. Chính vì thế, khi học sinh chưa hiểu rõ một phần kiến thức nào đó có thể dẫn đến khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới.
-
Khó khăn trong việc tiếp thu
Mỗi học sinh sẽ có nền tảng kiến thức khác nhau và năng lực khác nhau. Đôi khi phương pháp giảng dạy của thầy cô sẽ không thể phù hợp với tất cả học sinh. Điều này dẫn đến một số học sinh không theo kịp bài giảng và xuất hiện lổ hỏng kiến thức ở bài đó.
Vì vậy, thầy cô nên tiếp cận nhiều hơn với từng học sinh và linh hoạt trong cách giảng dạy để tất cả học sinh có thể theo kịp bài giảng. Bên cạnh đó, khi học sinh cảm nhận được sự quan tâm từ thầy cô cũng sẽ giúp các em có động lực học tốt hơn.
-
Khó khăn trong nhận thức về môn toán
Nhiều học sinh cảm thấy môn toán là môn học khô khan, nhàm chán và thiếu tính thực tiễn. Có nhiều học sinh đặt câu hỏi cho thầy cô, ba mẹ rằng: “Học toán để làm gì?” hay “Tại sao con phải học toán?”. Nguyên nhân là do các em chưa nhận thấy tầm quan trọng của toán học. Và do các em chưa được áp dụng toán học trong cuộc sống. Chính vì thế, ba mẹ và thầy cô nên tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với toán trong thực tế nhiều hơn.
Giúp con học toán tốt hơn cùng Gia sư eTeacher
Đội ngũ Gia sư tại eTeacher xuất thân từ những trường Đại học Top đầu TPHCM. Các Gia sư đều đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia cùng nhiều thành tích học tập nổi trội. Bên cạnh đó, Gia sư eTeacher đều được đào tạo bài bản và trải qua vòng coaching trước khi nhận lớp.
Sau khi tư vấn và trao đổi cùng Phụ huynh và Học sinh, eTeacher sẽ thiết kế lộ trình học dựa trên tính cách, khả năng và mục tiêu của từng em. Từ đó, giúp các em cải thiện những điểm yếu và phát huy điểm mạnh để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Báo cáo học tập chi tiết của học sinh sẽ được Chuyên viên quản lý lớp học gửi đến ba mẹ hàng tuần. Ngoài ra, Chuyên viên quản lý sẽ theo sát việc dạy học của Gia sư. Từ đó, sẽ đánh giá và góp ý để đem lại hiệu quả học tập tốt nhất, đúng với mục tiêu của các em học sinh.