NHÓM TÍNH CÁCH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ?

Theo khoa học nghiên cứu, tính cách của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến phương pháp giáo dục trẻ. Mỗi đứa trẻ khi ra đời đều mang những nét cá tính rất riêng của mình, và cá tính này chi phối hầu hết các trạng thái và thậm chí quyết định một số các cột mốc quan trọng của cuộc đời bé. Nên nếu biết cách giáo dục và định hướng đúng theo từng nét tính cách thì mọi đứa trẻ đều đi đến thành công

Có những nhóm tích cách nổi bật nào ở trẻ?

Các nhà khoa học đã chỉ ra được 5 nhóm tích cách phổ biến ở trẻ em đó là:

1. Nhóm hướng ngoại

Trẻ thuộc nhóm này thường năng động, hay nói và trẻ thường đóng vai trò là điểm kết nối cho các mối quan hệ và các hoạt động

2. Nhóm tâm lý nhạy cảm

Các đứa trẻ thuộc nhóm này thường rất giàu cảm xúc. Nếu nhìn ở khía cạnh quan tâm, trẻ là một người rất đặc biệt, biết suy nghĩa và dễ được yêu thương. Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh khác, trẻ có thể dễ đa sầu, đa cảm và dễ bị tổn thương.

3. Nhóm tận tâm

Trẻ ở nhóm này thường có ý thức trách nhiệm về bản thân và người khác, biết kỷ luật bản thân. Trẻ thường thích chia sẻ, an ủi và động viên người khác.

4. Nhóm dễ chịu

Trẻ thuộc nhóm này thường dễ thỏa hiệp hoặc chấp thuận theo các điều kiện của ai đó. Trẻ rất dễ được lòng những người khó tính và dễ hòa đồng.

5. Nhóm sẵn sàng trải nghiệm

Trẻ thường có rất thích các hoạt động mới và chủ động tham gia, không ngại khó và vất vả.

Nhóm tính cách ở trẻ

Phương pháp giáo dục phù hợp với từng nhóm tính cách ở trẻ

Với mỗi nhóm tính cách, bố mẹ cần thực sự hiểu con mình và hướng trẻ theo các phương pháp giáo dục phù hợp nhằm thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện cả về tư duy và thể chất.

1. Nhóm hướng ngoại

Bố mẹ nên hướng trẻ tham gia các hoạt động xã hội. Điều này giúp trẻ phát huy được tính cách chủ động của bản thân, cảm thấy bản thân có giá trị và trẻ sẽ có khuynh hướng tạo ra các giá trị tích cực. Tránh khen trẻ quá nhiều, chỉ dành lời khen khi trẻ thực sự nỗ lực. Hỗ trợ trẻ rèn luyện tư duy phản biện để từ đó, trẻ biết lắng nghe và tổng hợp thông tin một cách hiệu quả. Bố mẹ nên quan tâm đến những quy trình và thành quả của trẻ để có những động thái động viên, khích lệ bé kịp thời.

2. Nhóm tâm lý nhạy cảm

Bố mẹ không nên giúp bé tránh các cảm xúc tiêu cực. Hãy để bé tập đối mặt và cùng con giải quyết vấn đề. Việc dành thời gian cùng con thảo luận, lắng nghe con chia sẻ sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt.

3. Nhóm tận tâm

Hãy cho trẻ tham gia các hoạt động thiện nguyện, trẻ sẽ cảm nhận được sự cho đi và nhận lại, sự yêu thương, sự dũng cảm. Khi trải nghiệm những điều này, trẻ sẽ ý thức được trách nhiệm và có xu hướng trở thành người dẫn đầu. Trong các hoạt động, bố mẹ nên để trẻ tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề.

4. Nhóm dễ chịu

Cho trẻ tập làm quen với các hoạt động cần đưa ra sự quyết định và đặt câu hỏi vì sao trẻ lại chọn quyết định đó. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện và biết cách cân nhắc các điều kiện trước khi đưa ra quyết định

5. Nhóm sẵn sàng trải nghiệm

Hãy tạo ra những thử thách có cấp độ từ dễ đến khó, điều này sẽ giúp kích thích khả năng chinh phục ở bé và giúp trẻ cuốn vào các thử thách, tìm tòi hướng giải quyết hiệu quả.

eTeacher luôn hiểu rằng, mỗi nhóm tính cách đều có thế mạnh riêng cần được phát huy. Do đó, tại eTeacher, chúng tôi áp dụng lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với nhóm tính cách của trẻ, giúp trẻ chủ động tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cách thức giảng dạy tiên tiến từ đội ngũ gia sư trẻ, giàu kinh nghiệm sẽ mang đến trẻ sự tập trung và hứng thú học tập.

Nếu quý phụ huynh muốn tìm hiểu thêm thông tin về các lớp dạy 1 kèm 1 . Hãy để lại thông tin liên hệ, đội ngũ nhân viên eTeacher sẽ lập tức liên hệ để tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn.

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *