CHUẨN BỊ TÂM LÍ TRƯỚC KÌ THI
Tâm lí trẻ căng thẳng trước kì thi là điều không thể tránh khỏi. Nhưng để khắc phục thì phải dựa vào năng lực và lượng kiến thức của con.
1. Tại sao tâm lí con hay bị căng thẳng trước mỗi kì thi
Một năm học đều có mấy kì thi, trước đó một tuần, con và bố mẹ đã bắt đầu căng thẳng. Nhưng, đó chỉ là điều bình thường. Chỉ học sinh nào quá chủ quan hay tự tin vào khả năng của mình thì mới “ăn no, ngủ kĩ” được.
Tâm lí lo lắng trong thi cử được chia thành: lo lắng trước kì thi, trong kì thi và sau kì thi.
Các biểu hiện của lo lắng trước kì thi: mất ngủ, không tập trung. Ngoài ra, một số trẻ còn cảm thấy “lạ lẫm” trước kiến thức được học, không tài nào tiếp thu nổi. Tâm lí một số trẻ còn trở nên dễ cáu gắt khi ở nhà.
Lo lắng trong kì thi: Sau khi nhận đề thi thì trẻ cảm thấy tim đập mạnh, đổ mồ hôi tay. Và bỗng nhiên…quên hết kiến thức đã ôn. Như vậy trẻ càng lúc càng cảm thấy hoang mang, tâm lí không ổn định, ảnh hưởng nặng nề đến kết quả thi.
Lo lắng sau kì thi: Không phải thi xong là hết chuyện. Kết quả như thế nào mới là điều đáng lo ngại. Trong thời gian chờ kết quả, trẻ sẽ cảm thấy “ăn không ngon, ngủ không yên”. Nhưng lo lắng hơn cả, là phải đối mặt với bố mẹ như thế nào nếu kết quả không như mong đợi.
Bác sĩ tâm lý cho rằng, căng thẳng trước kì thi là một trạng thái bình thường. Điều này chứng tỏ trẻ coi trọng kì thi.
2.Thời gian cần để chuần bị ôn tập, rèn luyện tâm lí là bao lâu?
Thời gian ôn luyện là bao lâu còn phụ thuộc vào độ quan trọng của kì thi.
Đối với kì thi học kì, giữa học kì diễn ra định kì hằng năm: Trẻ cần lập kế hoạch ôn thi trước 1 tháng, vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt lại kiến thức đã học. Con sẽ dễ dàng hệ thống lại kiến thức đã học và ghi nhớ chúng lâu hơn. Trước khi thi 1 tuần, con nhờ phụ huynh hay gia sư dò bài lại xem còn chỗ nào còn hỏng hay không. Trước khi thi từ 1 đến 2 ngày, con cần nghỉ ngơi và chuẩn bị tâm lí tự tin trước khi bước vào phòng thi.
Đối với các kì thi chuyển cấp, thi đại học: Đây là những kì thi đặc biệt quan trọng, là bước ngoặc trong cuộc đời của mỗi con người. Trẻ cần phải lập kế hoạch trước đó một khoảng thời gian khá lâu (từ 1 năm trước). Thời gian ôn luyện như vậy mới đảm bảo được lượng kiến thức tiếp thu nhiều nhất có thể. Việc ôn tập này khiến trẻ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Nhưng ai có cố gắng và vượt qua được thì thành quả gặt hái được chắc chắn sẽ rất ngọt.
3. Bố mẹ cần làm gì để tâm lí con không căng thẳng?
Để tránh việc tâm lí quá mức căng thẳng, trẻ cần ôn tập thật kĩ. Bố mẹ cần tạo cho trẻ thói quen lập kế hoạch ôn tập. Trong đó, thời gian ôn luyện cần phải phân bổ đều,không được để “nước tới chân mới nhảy”. Điều này sẽ rất dễ gây hoang mang cho trẻ.
Đặc biệt, bố mẹ không được quá kì vọng vào kì thi và vô tình gây áp lực cho trẻ. Dù kết quả như thế nào, miễn là con đã cố gắng hết sức, thì cũng rất đáng quý. Không được so sánh con với bạn này, bạn kia. Đôi khi sẽ dẫn đến kết quả ngược, con bỏ ngang giữa chừng hoặc quá áp lực mà ảnh hưởng đến kết quả.
Ngoài ra, bố mẹ cần tập trung bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng cũng đừng buộc con phải ăn hoài những món bổ não hay kiêng kị món nào (mê tín). Trẻ sẽ cảm thấy rất ngán và dẫn đến chán ăn.
Tóm lại
Tâm lý căng thẳng trước kì thi là điều bình thường. Nhưng cũng không vì thế mà chủ quan việc ôn tập, ỷ y thời gian ôn luyện còn nhiều. Bố mẹ cần động viên tinh thần con, không gây áp lực. Ngược lại, con cũng cần phải tự giác ôn luyện, làm tốt nhất có thể trong kì thi.
Nếu quý phụ huynh muốn tìm hiểu thêm thông tin về các gia sư dạy kèm tại nhà. Hãy để lại thông tin liên hệ, đội ngũ nhân viên eTeacher sẽ lập tức liên hệ để tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn.
Thông tin liên hệ
- Số điện thoại: 0906 57 8886
- Email: cskh@eteacher.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/eteachervietnam
- Địa chỉ văn phòng: số 10B Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
[fusion_builder_container hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” menu_anchor=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_mp4=”” video_webm=”” video_ogv=”” video_url=”” video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” overlay_color=”” video_preview_image=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” padding_top=”” padding_bottom=”” padding_left=”” padding_right=””][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”no” min_height=”” hover_type=”none” link=””][fusion_text]
[/fusion_text][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]