Theo thống kê của Báo Lao Động Trẻ chỉ có 5% học sinh có sự hiểu biết về ngành học của mình. Việc học sinh, sinh viên lựa chọn sai ngành học là hoàn toàn dễ hiểu. Con số khổng lồ sinh viên năm 2, năm 3 quay lại chọn ngành khác cho thấy sự phổ biển của tình trạng này. Chúng ta cũng có thể bắt gặp trường hợp này ở nhiều trường đại học.

Khi tìm đến bài viết này, chắc hẳn các bạn có băn khoăn ở việc chọn ngành học. Có thể bạn là học sinh cấp 3, thậm chí học sinh lớp 9. Và bây giờ bạn đang lo lắng hơn bao giờ hết vì lo lắng với việc lựa chọn khối học hay khối ngành nghề ảnh hưởng tới tương lai sau này.

Chào các bạn! Mình là Tím, là một nhân viên kì cựu của eteacher.vn trong lĩnh vực giáo dục với những trải nghiệm sâu sắc và những lần chọn sai hướng để rồi hôm nay viết lên những dòng chia sẻ này gửi tới các bạn.

LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐÚNG NGÀNH NGHỀ 100%?

Trước khi đi vào câu trả lời thì Tím cảm thấy mình cần làm rõ khái niệm “đúng ngành” của đại đa số các bạn.

Đúng ngành phải chăng là một thuật ngữ ý chỉ ngành nghề vừa sức với bản thân mà lại nhận được sự đánh giá tích cực của xã hội và mức lương khấm khá?

Nếu như vậy thì thật sự xin lỗi, có lẽ bạn đã nhầm. Đúng ngành chính xác nhất là việc lựa chọn ngành học phù hợp với thế mạnh của bản thân và đam mê nội lực. Tuy nhiên, Đam mê mà không thể thay cơm đổ vào miệng thì cũng vô dụng thật! Việc lựa chọn đúng ngành sẽ giúp bạn tăng gấp năm, gấp mười động lực và sức cống hiến. Và điều tất nhiên nó sẽ có lợi nhuận cao.

Gợi ý của Tím dành cho bạn đó là hãy tự khám phá chính mình trước khi chọn ngành học. Với một công cuộc đại sự như là chọn ngành học, bạn hãy chắc chắn trả lời được 2 câu hỏi sau: “Bạn giỏi gì và bạn thích gì?” và “Xã hội cần gì?”.

BẠN THÍCH GÌ VÀ GIỎI GÌ

Có thể ngay lúc này đây bạn vẫn chưa có được câu trả lời, hay thậm chí 1 tuần, 1 tháng, 1 năm sau bạn vẫn chưa. Nhưng hãy liên tục hỏi chính mình và có ý thức tự trả lời nó. Nó không thể tăng tỉ lệ trúng vé số của bạn nhưng đảm bảo sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân, và ngày nào đó sẽ tìm được công việc phù hợp cho chính mình thay vì chọn đại theo tổ tiên mách bảo.

“Bạn thích gì và bạn giỏi gì?” Nghe tưởng chừng nực cười và trẻ con nhưng hãy đặt câu hỏi này cho bản thân một cách thực tế và nghiêm túc. Ngay lúc này bạn đang học tập tại trường cấp 3. Cuộc sống của bạn chỉ xoay quanh Trường học – Nhà – Lớp học thêm, thì những điều bạn cảm thấy thích sẽ là” Bạn thích môn gì? Bạn thích hoạt động nào? Thế mạnh của bạn là gì?”

Nếu bạn vẫn mơ hồ và trả lời tôi không biết thì hãy đọc tiếp nhé!

CHỌN 1 TRONG 1 ĐỐNG?

Bộ Giáo dục thường xuyên yêu cầu học sinh học nhiều môn khác nhau nhằm mục đích phát triển kiến thức cơ bản và kỹ năng đa dạng. Việc này giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của học sinh và chuẩn bị họ cho nhiều lĩnh vực công việc khác nhau trong tương lai. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, nhiều người chỉ tập trung vào một nghề hoặc lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Điều này thường xảy ra vì sự chuyên sâu trong một lĩnh vực có thể mang lại cơ hội nghề nghiệp và thu nhập tốt hơn, đồng thời giúp họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Mặc dù đã học nhiều môn, việc tập trung vào một nghề cụ thể có thể là cách hiệu quả nhất để phát triển sự nghiệp và đạt được thành công trong cuộc sống.

Trong số 13 môn mà Bộ giáo dục yêu cầu chúng ta gắn bó suốt những năm tháng  đó thì bạn chọn 1  hoặc 2 môn bạn thấy sự tin và yêu thích chúng, đơn giản hơn thì “Um… môn học nào mà bạn có thể học cả tuần không chán và không sợ?”

KHỐI HỌC KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

Đừng bó buộc và rập khuôn bạn trong những quy chuẩn như khối A thì theo ngành gì, khối B thì theo ngành gì?….

Các khối học được sinh ra nhằm mục đích giảng dạy chuyên sâu các môn trong khối đó và chỉ có tác dụng làm bạn học tốt hơn, điểm cao hơn môn học trong khối học đó. Ngoài ra, nó còn có thể cho bạn thấy những điều mới lạ mà khi chưa chọn khối chúng ta không biết tới.

Trong quá trình giáo dục, việc học nhiều môn học khác nhau giúp sinh viên phát triển không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn là kỹ năng tổng hợp và tư duy linh hoạt. Mỗi môn học đều mang lại một cái nhìn mới mẻ và những thách thức riêng, từ đó giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn và khám phá sở thích cá nhân. Tuy chỉ chọn một nghề sau này, nhưng việc học nhiều môn sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thành công và phát triển toàn diện trong tương lai

Nếu bạn chưa tin tưởng luận điểm trên của Tím thì hãy thử tìm kiếm số lượng sinh viên ra trường làm trái ngành nghề họ chọn. Hay gần hơn số lượng sinh viên đăng kí nguyện vọng không theo khối học mà họ học suốt 3 năm cấp 3.

Các bạn nên nhớ rằng, chọn ngành học chính là bước đầu tiên để bạn bước vào hành trang đi làm, đi kiếm tiền. Và khi đó bạn đâu còn là một học sinh nữa! Hãy nhớ không ai làm học sinh cả cuộc đời của họ.

Tuy nhiên, có thể bạn còn mâu thuẫn như sau: Vậy việc chọn khối học không quan trọng hay sao? Thì câu trả lời chắc chắn là vô cùng quan trọng nhưng đứng trước việc lựa chọn ngành nghề thì nó chắc chắn không quan trọng bằng.

Việc xác định bạn thích gì, bạn giỏi gì phải nhìn vào đam mê và kĩ năng của bạn. Tím minh họa cho bạn dễ hiểu hơn: Chẳng hạn như môn vật lý, bạn ưa thích việc xem những video thiết kế mô hình công trình, đam mê việc làm sao để mô hình chịu được sức nặng hơn nó cả mấy nghìn lần nhưng điểm môn lí của bạn lại lẹt đẹt và thậm chí đôi khi bạn nhận phải những lời phê bình vì học hoài mà không tiến bộ. Hay bạn thấy cực kỳ hứng thủ với những thí nghiệm điện, thậm chí bạn thích tạo ra các chất mới, vì bạn cảm thấy hóa học thật tuyệt vời. Và biết đâu 10, 15 năm sau nữa, bạn chính là một trong những bậc thầy phòng thí nghiệm, những người góp công tạo ra loại thuốc để chữa một căn bệnh hiểm nghèo?. …

Một ví dụ khác, bạn thích việc vẽ những bộ váy đẹp điều đó cho thấy bạn có lẽ sẽ yêu thích bộ môn mỹ thuật hơn cả. Ngay tại thời điểm đó bạn tưởng chừng chỉ là những yêu thích đơn thuần và nghĩ nó không phải là kĩ năng. Nhưng đam mê luôn như vậy, thầm lặng mà mạnh mẽ! Cứ tiếp tục kiên trì, bạn sẽ có thể trở thành một nhà thiết kế thời trang trong tương lai.

KẾT LUẬN CHO 2 BƯỚC CHỌN ĐÚNG NGÀNH NGHỀ 100%

Văn bản của Tím đề cập đến quan điểm quan trọng về việc chọn ngành học dựa trên thế mạnh và đam mê cá nhân. Điều này không chỉ là một gợi ý hữu ích mà còn là một nguyên tắc cơ bản, bởi vì sự hứng thú và đam mê thường chính là những yếu tố quyết định thành công của một người trong lĩnh vực mà họ chọn theo đuổi.

Tím cũng nhấn mạnh về sự không ràng buộc bởi các quy chuẩn truyền thống như khối học khi chọn ngành. Việc này là một tuyên bố về sự linh hoạt và đa dạng trong quá trình định hình sự nghiệp. Bạn không nên bị hạn chế bởi những rào cản truyền thống, mà thay vào đó, nên khám phá những con đường mà đam mê và khả năng của bạn, tạo nên một hành trình sự nghiệp phong phú và đầy thách thức.

Và khi bạn đọc tới đây thì đó mới là 1 nửa của đáp án, hãy theo dõi 2 BƯỚC CHỌN ĐÚNG NGÀNH NGHỀ 100% (PHẦN 2) nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *