SỰ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI VÀ HỆ LỤY KHÔNG TƯỞNG
Sự tích cực độc hại là hiện tượng cho rằng, dù một người đang đau buồn hay gặp khó khăn trong cuộc sống, họ cũng nên dùng thái độ tích cực để đối mặt.
Vậy sự tích cực độc hại là gì?
Sự tích cực độc hại xuất hiện khi bạn quá tập trung theo đuổi suy nghĩ tích cực, hành động tích cực mà bỏ qua các sự việc đang tồn tại trong thực tế.
Sự tích cực độc hại khiến chúng ta cố tỏ ra cuộc sống của mình đang rất tuyệt vời và những khó khăn trải qua không hề ảnh hưởng tới tâm trạng của chính mình. Che giấu cảm xúc dần dà khiến chúng ta rơi vào trạng thái xấu hổ, khó chịu khi bản thân buồn bã hay buồn bã. Thậm chí bạn sẽ càng căng thẳng, lo âu và dẫn đến trầm cảm.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cân bằng giữa cảm xúc tiêu cực và tích cực. Hãy cho phép bản thân vừa cảm thấy thất vọng với việc đã xảy ra, đồng thời vừa hào hứng với tương lai. Điều này sẽ giúp bạn tìm thấy động lực phấn đấu cũng như cái nhìn sâu sắc hơn cho những khó khăn phía trước.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của “sự tích cực độc hại”
1. Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều
Hầu hết trên các trang mạng xã hội, người ta thường thích “sống ảo”, luôn tỏ vẻ hoàn hảo và hầu như chỉ chia sẻ một mặt về cuộc sống. Những nỗi phiền muộn thường không được chia sẻ và cũng bị che giấu ở ngoài đời thật.
2. Những lời động viên thiện chí đôi khi sẽ là con dao hai lưỡi
Khuyên nhủ, an ủi là tốt, nhưng khuyên như thế nào để cho nó thật sự tốt thì không hề dễ.
Đôi khi, gia đình và bạn bè chỉ muốn giúp đỡ, động viên chúng ta, nhưng có thể không biết cách chọn từ ngữ, điều này vô tình sẽ dẫn đến những áp lực vô hình đè nặng lên tâm trí người nghe.Chúng ta có ý tốt, nhưng ý tốt đôi khi có thể gây ra tác dụng ngược lại. Vậy nên hãy cẩn trọng với lời nói của mình nhé
Làm thế nào để tránh tình trạng “Sự tích cực độc hại” xảy ra ở con trẻ
Bà Kreitzer (nhà sáng lập và điều hành trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm lý và tinh thần tại Đại học Minnesota) cho rằng “Từ lúc con trẻ còn nhỏ, bố mẹ hãy để con trẻ thể hiện cảm xúc của mình, từ giận dữ cho đến khóc lóc buồn bã nhiều hơn. Tất cả cảm xúc đó đều bình thường. Bố mẹ không nên lúc nào cũng cứng rắn. Một lời động viên an ủi lúc nào cũng sẽ tốt hơn những câu từ nặng nề và ngiêm khắc”
Bên cạnh đó, bố mẹ nên thể hiện sự thấu hiểu hay sẵn lòng giúp đỡ con, nuôi dưỡng tinh thần con bằng những câu nói sau:
- Thay vì nói “Con sẽ được điểm cao mà” – Hãy nói “Sẽ khó khăn đấy nhưng Mẹ tin con nhất định sẽ làm được”
- Thay vì nói “Sao điểm số lại tệ thế này” – Hãy nói “Rút kinh nghiệm cho lần này, bài kiểm tra sắp tới hãy cố gắng lên con nhé”
- Thay vì nói “Bạn bè giận nhau thôi mà có gì con phải buồn” – Hãy nói “Mẹ biết con rất buồn, nếu muốn thì hãy chia sẻ với mẹ nhé”
Hãy cùng eTeacher dành thời gian nhiều hơn bên con, cùng con trở thành những người bạn than thiết nhất để chia sẻ tất thảy niềm vui, nỗi buồn mẹ nhé
Thông tin liên hệ
- Số điện thoại: 0906 57 8886
- Email: cskh@eteacher.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/eteachervietnam
- Địa chỉ văn phòng: số 10B Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM